Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Bột lá neem và tác dụng làm đẹp

Thảo luận trong 'Bộ mỹ phẩm' bắt đầu bởi smilee, 15/09/2017.

  1. smilee

    smilee Thành viên mới

    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Nguồn gốc & tác dụng của cây neem
    Cây Neem (đọc là “Nim”) có tên Việt Nam là “Cây soan chịu hạn” vì nó sống ở miền nhiệt đới, thích hợp với khí hậu khô, nóng, chứ không sống được ở miền lạnh. Lá của nó có vị đắng...

    Vì nó được trồng rất nhiều ở Ấn Độ, nên cũng còn có tên là “Cây Neem Ấn Độ”
    [​IMG]Cây này được mệnh danh là “cây thần dược” vì trị được rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường đã có thể giữ được lượng đường trong máu ổn định nhờ uống trà lá cây này. Kế đó là nó giúp trị các bệnh về da như mụn, trứng cá, lở loét, da nhăn, da khô, vẩy nến, đầu bị gàu,… Rồi cả các bệnh khác như viêm gan, viêm dạ dầy, trị loét dạ dầy, loét ruột, táo bón, đau nhức… Quả không hổ danh là “cây thần dược”!

    Cây Neem này làm cho chúng con nhớ đến “Cây Cải Tử Hoàn Sinh” của chú Cuội. Sự lợi ích của cây này thật đa dạng. Đó là chưa nói đến việc người ta còn dùng nó để pha chế thành thuốc trị… sâu rầy!

    Quý vị có thể dùng lá Neem khô để uống như trà, hoặc có thể dùng Dầu Neem, Cao Neem để bôi ngoài da. Nếu không chịu được vị đắng của trà Neem, bạn có thể dùng viên Neem dưới dạng “con nhộng”. Lá Neem khô được xay nhuyễn và đóng thành viên, dễ uống và dễ mang theo người hơn. Tuy vậy, xem ra vẫn còn nhiều người thích uống nước trà lá Neem hơn. “Thuốc đắng giã tật” mà!

    Còn Dầu Neem là dược phẩm làm từ Dầu Dừa và Lá Neem. Khi ở nhiệt độ lạnh, dầu Neem đông đặc. Nếu muốn, có thể vừa dùng để uống vừa bôi ngoài da. Cao Neem có thành phần giống như tinh dầu neem nhưng được trộn thêm chất Sáp Ong (Beeswax) nên đặc hơn. Khi bôi lên da, nó bám lại lâu hơn là dầu, nhưng chỉ để bôi ngoài da, chứ không được uống (vì có sáp ong).

    Thấy thuốc Neem này hữu dụng quá, chúng con chia ra mỗi người một ít dùng thử! Thế là có những chị dùng để bôi lên da mặt như kem dưỡng da ban đêm, thấy da mềm hơn, mịn màng hơn, các vết tàn nhang hay vết nám cũng nhạt đi. Có cháu bị mụn mặt, dùng thử, cũng thấy giảm mụn đi nhiều.... Có anh còn dùng để bôi vào gan bàn chân vì khi đi làm, anh phải đi vớ, đi giầy suốt ngày nên bàn chân bị tróc da, dầy cộm lên. Sau 4 tháng dùng, da của anh không còn tróc nữa và cũng mỏng, mềm trở lại bình thường. Anh bảo: “Ôi trời! Ai dùng 1, 2 tuần mà hết thì tôi chẳng biết thế nào; chứ chân tôi thì phải dùng lâu, nhưng vì bôi ban đêm, trước khi đi ngủ, nên cũng chẳng phiền hà gì!” Một chị khác có ngón tay bị chai lâu ngày, gây khó chịu, vì cứ chai cứng rồi tróc, rồi lại chai, lại tróc... Chị đã đi bác sĩ, được cho toa mua hết thuốc này đến thuốc kia để bôi, kể cả thuốc trụ sinh, nhưng chẳng ăn thua gì. Không làm gì hơn được, nên chị đành chịu vậy. Khi biết về công dụng của Neem, chị đã dùng cao Neem để bôi ngoài da, dù trong lòng không mấy tin tưởng... Sau 3 tuần, chị bắt đầu thấy da tay chị mềm dần, bớt tróc, bớt chai; và sau 3 tháng, ngón tay chị đã trở lại bình thường! Có anh một bên mặt bị chứng ban đỏ (rash), lúc nào cũng thấy da mặt căng và nóng bừng. Anh dùng thử cao Neem 1 tuần thì thấy da dẻ mát mẻ hơn, mịn hơn. Khi Hồng Ân viết những hàng chữ này thì anh vẫn đang tiếp tục dùng. Rồi có vài người uống trà Neem để trị bệnh đau khớp xương, đau khuỷu tay.... Cách tốt nhất vẫn là “trong uống, ngoài thoa” để toàn thân đều được chữa lành nhờ “cây thần dược” đặc biệt này.

    LÁ NEEM CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

    Lá neem là loại dược thảo truyền thống dùng để chữa bệnh tiểu đường. Lá neem đã rất hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh này. So sánh với các loại cây cỏ khác được dùng để trị tiểu đường, lá neem được xếp hạng cao nhất với năng lực mạnh nhất (Chattopadhyay, 1999).

    [caption id="attachment_1664" align="aligncenter" width="533"][​IMG] Bột lá neem trị tiểu đường[/caption]
    Uống 1 ly trà neem pha loãng, 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể nhu cầu cần insulin cho cơ thể. Ngoài ra, lá neem còn được bầy bán với dạng viên bọc (con nhộng). Trong các thử nghiệm, neem đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường hơn 50% sau 5-6 tháng xử dụng và cần tiếp tục dùng để duy trì sự hiệu nghiệm.

    Trong một nghiên cứu về hiệu quả của neem như một tác nhân chống virut, neem duờng như tác động qua lại với bề mặt của tế bào để ức chế sự sinh sôi của virus ngăn ngừa bệnh.

    Theo Y Khoa Truyền Thống Ấn Độ, các bệnh về da do quá nhiều chất đường trong cơ thể gây ra. Chất đắng được dùng để trung hòa vấn đề này. Neem là loại dược thảo được chọn để chữa các bệnh về da vì tính đắng của nó và đã được chứng minh là rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh vảy nến, mụn trứng cá, eczema, ngứa, gầu và thẹo. Neem đã được dùng để chữa trị cho mọi loại bệnh về da cả nhiều ngàn năm và được xem là bằng hay hơn hẳn cây lô hội (aloe) trong các đặc tính chữa lành của nó.

    1. DA NHĂN-DA KHÔ:

    [caption id="attachment_1665" align="aligncenter" width="533"][​IMG] Bột lá neem trị da khô[/caption]
    Sau khi rửa mặt, thoa kem/dầu neem ngày vài lần cho đến khi da trở nên mịn màng tự nhiên. Kem hay lotion chứa dầu neem có thể dùng để làm chậm quá trình lão hoá làm da nhăn bằng cách cung cấp chất bảo vệ da tự nhiên và giữ độ ẩm cho da.

    2. MỤN TRỨNG CÁ:

    [caption id="attachment_1666" align="aligncenter" width="533"][​IMG] Bột lá neem trị mụn[/caption]
    Để ngừa và chữa mụn trứng cá, trước tiên rửa mặt với xà bông neem, kế đến dùng kem mặt nạ neem đắp mặt để làm dịu và săn da. Sau cùng thoa kem hay lotion neem để giữ độ ẩm và dưỡng da. Ăn 1 g lá neem hàng ngày để trung hoà chất đường thặng dư trong cơ thể và giúp giảm mụn

    3. GẦU:Để trị gầu, thoa kem neem vào da đầu trước khi tắm gội một lúc. Việc này sẽ làm gàu không còn bám chặt vào da đầu và làm mềm da. Dùng xà bông gội đầu, thường với nước chiết xuất lá neem, sẽ làm sạch gầu và diệt những tác nhân gây bệnh có thể tấn công da đầu.

    [caption id="attachment_1444" align="aligncenter" width="460"][​IMG] Bột lá neem trị mụn[/caption]
    Tắm xong thoa chỉ một chút kem neem vào da đầu và lau khô để lấy đi những kem dư. Uống tra la neem sau bữa ăn nhiều chất béo hay nhiều chất ngọt sẽ giúp quân bình cho cơ thể, nhờ đó có thể tránh được gầu lại rộ ra.

    4. NGỨA DA ĐẦU:Ngứa da đầu có thể do nhiều nguyên nhân, từ dị ứng và gầu đến chấy trên đầu. Gội đầu với xà bông neem, lau khô tóc rồi thoa một chút lotion neem lên da đầu sẽ giảm các vấn đề này.

    5. LOÉT DA:Rửa vết thương với xà bông neem và thoa lotion neem. Đối với từng vết loét, thoa chiết xuất neem hay đắp lá neem tươi giã nhuyễn lên vết loét rồi băng lại, để qua đêm hay cho đến khi lành hẳn. Thay băng và lá neem mỗi ngày. Uống hai ly trà lá neem mỗi ngày trong ba ngày trong trường hợp nặng.

    6. MỤN CÓC:Để chữa mụn cóc: - đắp trên mặt mụn cả lá neem. - nhỏ ướt băng cá nhân nước lá neem ép hoặc kem neem rồi đặt lên mụn băng lại. Thay băng mỗi ngày cho tới khi hết mụn.

    7. PHÁT BAN - NỔI MỀ ĐAY (HIVES – URTICARIA):Thoa kem neem lên chỗ da bị mề đay. Nếu không thấy thuyên giảm nhanh chóng thì uống thêm trà lá neem hai lần một ngày.

    8. BỆNH VẢY NẾN:Rửa da với xà bông neem để loại đi các tế bào chết và diệt trùng là bước đầu trong tiến trình điều trị bệnh vảy nến. Để làm dịu da, bạn có thể để 20 lá neem trong bồn tắm trước khi xả nước nóng ngâm lá neem. Tắm xong, lau khô rồi thoa kem neem vào chỗ bị vảy nến. Uống thêm trà lá neem sẽ cho kết quả nhanh hơn là chỉ thoa kem.

    9. BỆNH BẠCH BIẾN:Thoa dầu neem vào vùng da trắng và uống trà lá neem hay trà vỏ cây neem,kết hợp với bột lá neem

    10. CẢM LẠNH:Trong suốt mùa lạnh uống trà lá neem loãng một hay hai lần một tuần để kích thích hệ miễn nhiễm và tăng chất kháng sinh. Nếu bị cảm lạnh, uống trà lá neem ba lần một ngày và hít hơi nước từ một lít nước nấu với 20 lá neem sẽ làm giảm các triệu chứng. Việc này cũng giúp ngăn ngừa các nhiễm trùng thứ cấp do viêm mũi.

    11. BỆNH CÚM (INFLUENZA):Uống trà lá neem một hay hai lần mỗi tuần suốt mùa lạnh hay mùa cảm cúm. Nếu bị cúm, uống trà lá neem đều đặn sẽ giúp giảm các triệu chứng và mau khỏi hơn. Nấu 20 lá neem trong một lít nước rồi hít hơi nước này sẽ giúp hệ hô hấp và đường thông mũi tránh được nhiễm trùng thứ cấp xảy ra ở cơ quan khác trong cơ thể.

    12. VIÊM GAN SIÊU VI A, SIÊU VI B:Uống trà lá neem có thể cung cấp các hợp chất làm giảm lượng virus và bảo vệ gan. Uống mỗi ngày ba ly trà lá neem trong hai tuần.

    13. NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU:Đối với trường hợp nhẹ, lấy 5 lá neem pha trà uống, hai lần một ngày trong một tuần. Triệu chứng thường biến mất trong hai hay ba ngày, nhưng cứ tiếp tục uống trà lá neem cho hết tuần để tiểu trừ những nhiễm trùng còn sót lại cho dù không còn triệu chứng nào bên ngoài nữa.

    14. RỐI LOẠN TIÊU HÓA (DIGESTIVE DISORDER):

    Y khoa truyền thống Ấn Độ thường dùng neem để điều trị các vết loét và các bệnh về dạ dày. Người Ấn Độ thường dùng lá neem để làm thuyên giảm bất cứ rối loạn nào của dạ dày. Các nghiên cứu khoa học đã xác định sự hữu hiệu của neem và tinh chất neem trong chữa trị cho bệnh dạ dày. Neem giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách bảo vệ dạ dày, hỗ trợ trong việc trừ khử độc tố và vi khuẩn độc hại.

    15. CHỨNG Ợ NÓNG / KHÓ TIÊU (HEARTBURN / INDIGESTION): Lúc bắt đầu có triệu chứng khó tiêu, uống một ly trà lá neem mạnh với 5 lá neem cộng với ¼ muỗng caphê gừng và ¼ muỗng cà phê baking soda (sodium bicarbonat dùng trong nấu ăn và thuốc.

    16. LOÉT DẠ DÀY, LOÉT RUỘT TÁ (PEPTIC ULCERS, DUODENAL ULCERS):Uống trà lá neem sẽ bảo vệ dạ dày và làm giảm sự khó chịu. Để chữa lành tổn thương và vết loét, cần tuân theo chương trình 30 ngày. Giữa các bữa ăn, uống một ly trà lá neem với một muỗng càphê sản phẩm dùng cho chứng khó tiêu có chứa bismuth (kim loại dễ vỡ có màu đỏ xám).

    17. VIÊM DẠ DÀY (GASTRITIS):Uống trà lá neem hay nhai lá neem để bảo vệ bao tử và giảm thiểu những khó chịu.

    18. TIÊU CHẢY (DIARRHEA):Uống một muỗng canh nước nguyên chất lá neem với đường ba lần một ngày.

    19. TRĨ (HEMORRHOIDS):Neem giúp phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách giúp đi cầu dễ và không bị táo bón.

    Nếu đã bị trĩ, thoa kem neem hay tinh chất vỏ cây neem vào trĩ giúp cầm máu và giảm ngứa. Neem có hoạt tính kháng sinh, kháng viêm và giảm đau nên rất thích hợp để chữa bệnh trĩ. Trong thời gian trĩ phát ra, uống trà lá neem hai lần một ngày.

    20. TÁO BÓN:Đối với táo bón, uống 2g hay 3 g bột neem với 3-4 hạt tiêu đen ba lần một ngày vừa là thuốc nhuận tràng vừa làm bớt đau ruột.

    21. RỐI LOẠN THẦN KINH - SỰ CĂNG THẲNG (STRESS):Một ly trà neem nóng làm căng thẳng được nhẹ đi bằng cách giảm những triệu chứng của stress như tim đập nhanh, áp huyết cao và sự trao đổi chất tăng. Meem giúp giảm nhịp tim nhanh,giảm huyết áp, và làm mềm mại những cơ bắp căng cứng.

    22. CHỨNG MẤT NGỦ (INSOMNIA):Một ly trà neem nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp thư giãn và dễ ngủ.

    23. ĐAU NHỨC (PAIN):Uống một ly trà lá neem đậm (10 lá neem) hai lần mỗi ngày khi thấy đau nhiều sẽ được thuyên giảm. Những hợp chất khác của neem cũng đồng thời hoạt động để làm mạnh và chữa lành cho cơ thể, nhờ đó ngoài giảm triệu chứng đau, còn loại trừ được cả nguyên nhân gây đau, nghĩa là chữa tận gốc.

    24. NHỨC ĐẦU (HEADACHE):Ăn 1 hay 2 lá neem hay uống trà lá neem để giảm cả hai loại nhức đầu nhẹ hay nhức nửa đầu.

    25. ĐỘNG KINH (EPILEPSY):Ăn một vài lá neem khô hàng ngày giúp chế ngự chứng co giật. Uống tinh chất lá neem hay trà lá neem nếu không có lá nguyên để ăn.
     
    nghiemxuantrieu thích bài này.
  2. Vinhnt

    Vinhnt Thành viên mới

    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    4
    Giới tính:
    Nam
    up phụ thớt!..........................................................
     
    nghiemxuantrieu thích bài này.
  3. nghiemxuantrieu

    nghiemxuantrieu Thành viên mới

    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    bột lá nem dùng để ăn được không bạn?
     
Đang tải...