Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Các kiến thức hữu ích về cách chuẩn bị mang thai

Thảo luận trong 'Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé' bắt đầu bởi ngocthoae1, 16/03/2015.

  1. ngocthoae1

    ngocthoae1 Thành viên mới

    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    • Nếu bạn đang tìm cách chuẩn bị mang thai, hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây để có một sức khỏe tốt nhất cho chính mình và baby tương lai.
      [​IMG]

      1. Đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được hỏi về bệnh sử của bản thân và gia đình, lần mang thai trước (nếu có), chế độ dinh dưỡng, các biện pháp kiểm soát sinh đẻ, và lối sống để có cách chuẩn bị mang thai chắc chắn, ổn định cũng như tiên ngừa được phần nào rủi ro cho em bé.
      2. Ngừng hút thuốc. Hút thuốc trực tiếp hay thụ động cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Do vậy, tốt nhất vẫn là tránh xa nó ra nếu bạn muốn “thiên thần” của mình không mang hình hài của một người bị “Thượng đế bắt tội” (!).
      3. Ngừng dùng các loại thuốc không cần thiết hoặc các loại chất kích thích bất hợp pháp. Việc lạm dụng các loại thuốc (nhất là thuốc cảm hoặc vitamin) cùng các chất kích thích sẽ khiến trẻ sinh ra bị dị tật, não bộ bị tổn thương, và thậm chí gây nghiện cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
      4. Nếu bạn bị tiểu đường, cao huyết áp hay bất cứ điều trị y học nào cần khai với bác sĩ để tái đánh giá bệnh trạng.
      5. Cần đảm bảo chỉ số cân nặng của bạn là hợp lý, không quá mập cũng đừng quá ốm. Tất cả đều không tốt cho dinh dưỡng thai nhi.
      6. Kiểm tra sự miễn dịch với bệnh sởi. Việc mắc căn bệnh này khi đang mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi. Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị căn bệnh này, cần phải đợi ít nhất ba tháng sau khi đã hoàn toàn hết bệnh mới nên có thai.
      7. Kiểm tra máu và cả các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, như AIDS chẳng hạn.
      8. Dùng thuốc bổ sung axit folic. Tốt nhất là trước khi bạn bắt đầu có thai. Chất này sẽ giúp ngăn ngừa được khá nhiều khiếm khuyết ở thai nhi, bao gồm bệnh nứt đốt sống. Các loại bánh mì, ngũ cốc là nguồn cung cấp axit folic tốt.
      9. Lập chế độ ăn uống cân bằng. Để bảo đảm bạn có sức khỏe tốt nhất khi mang thai, hãy chọn thực phẩm từ bốn nhóm sau: trái cây và rau củ, sản phẩm từ ngũ cốc, và protein.
      10. Tập thể dục thường xuyên. Việc tập thể dục sẽ chuẩn bị cho bạn hệ tim mạch và cơ bắp mạnh khỏe dành cho việc sinh nở sau này. Nó cũng giúp bạn mau chóng lấy lại “phom” sau khi sinh.
      11. Tìm hiểu xem quy chế dành cho thai phụ và hậu thai kỳ ở nơi bạn làm như thế nào.
      12. Để ý xem bạn hiện có làm việc trong môi trường phải phơi nhiễm trước hàm lượng độc chất cao không, chẳng hạn như chì, thủy ngân, các chất phóng xạ. Vì những độc tố này dễ dàng ngấm vào cơ thể qua đường hô hấp lẫn tiếp xúc, và sẽ gây nên hiện tượng quái thai hoặc xẩy thai.
      13. Trao đổi về vai trò làm cha mẹ với bạn đời. Điều này rất quan trọng do cả hai đều sắp lật sang một trang khác trong đời sống hôn nhân. Sẽ không còn khả năng tha hồ tung tẩy, làm gì tùy ý nữa mà mọi việc cần phải bàn bạc kỹ với nhau từ phương pháp nuôi dạy đến hướng nghiệp về sau v.v
      14. Chuẩn bị tiền bạc. Bạn cần ước lượng được số tiền phải bỏ ra cho việc sinh nở, chăm sóc trẻ cũng như việc nghỉ không lương khi sinh.
      15. Đừng quên nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn vừa mới đổi việc, cơ quan vừa thông báo sắp có đợt sa thải lớn nhân viên hay dù cho bạn có vừa được thăng chức, bạn cũng vẫn nên suy nghĩ cẩn thận về việc mang thai trong các thời điểm này.
      16. Suy xét về mối quan hệ hiện tại. Một hôn nhân không mấy hạnh phúc sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các gánh nặng do mang thai gây ra. Hãy bình tâm suy xét, đừng lãng mạn hóa rằng một đứa con sắp ra đời sẽ là cứu cánh cho mối quan hệ vốn dĩ không mấy hạnh phúc. Phần đông chỉ là ảo tưởng; chỉ những đứa trẻ sơ sinh là chẳng có tội tình gì.
      17. Tự hỏi bản thân đã sẵn sàng đón chào một thành viên mới chưa. Nếu câu trả lời là chưa chắc chắn trong việc đón nhận áp lực gây ra bởi đứa trẻ sắp sinh, hãy thẳng thắn trao đổi với người bạn đời, đừng vì chiều theo ý thích “có con cho vui cửa vui nhà hay để tâng tiu nựng nịu” của bạn đời mà rồi sau đó lại phải tìm niềm vui nơi quán xá sau những buổi tan sở thay vì ngôi nhà thân thương ngày nào.
      Trên đây là một số cách chuẩn bị mang thai mà các chị em cần biết để sẵn sàng đón chào một bé yêu khỏe mạnh và xinh đẹp.
     
Đang tải...