Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Cách Dạy trẻ tránh khỏi mẹ mìn

Thảo luận trong 'Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé' bắt đầu bởi huongsky, 14/06/2017.

  1. huongsky

    huongsky Thành viên mới

    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên nên cần hướng dẫn con trẻ tự phục vụ mình, nhận biết những nguy hiểm cần tránh.
    Mới đây Công an huyện Phú Xuyên, Hà Nội, phát hiện một vụ bắt cóc trẻ em, nghi can là Nguyễn Thị Ngọc Hương, 38 tuổi, ngụ ở Đồng Nai. Hương khai thấy bé Bảo 4 tuổi vào bệnh viện ở TP HCM thăm mẹ nên đã dụ bé mua đồ chơi, dẫn lên xe khách rồi đưa ra Hà Nội định mang sang Trung Quốc bán.
    Cách đây chưa lâu cũng xảy ra vụ 7 học sinh cấp 2 tại TP HCM bị bắt cóc dưới hình thức đi “phỏng vấn nhận quà”. Một vụ khác, bé An học lớp 2 trong lúc chờ mẹ đón ở cổng trường bị một người đàn ông phóng xe đến bảo mẹ cháu bận công chuyện nhờ đón con. Ông ta kể tường tận tên của ba mẹ và vài thông tin về gia đình, bé An tin tưởng leo lên xe.
    Trước đó, bé Đạt, học sinh lớp 3 một trường ở quận Bình Thạnh trong lúc đợi người nhà đến đón sau giờ tan học, có một người đàn ông đến cho hộp sữa, hỏi han rồi đề nghị chở về giúp. May mắn là trong những vụ việc này, cơ quan điều tra truy tìm được tung tích các bé và đưa về nhà bình an, không như một số vụ trẻ bị bắt cóc gây thương tích, thậm chí bị sát hại.
    Theo thạc sĩ tâm lý Lan Hải cho biết trẻ em ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn, kỹ năng tự bảo vệ rất kém mà lỗi chính là ở người lớn. Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Cha mẹ thường sợ hãi tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ vì sao và hậu quả xảy ra. Điều này khiến trẻ do tâm lý lứa tuổi vốn ham khám phá lại càng tò mò. Trẻ không thể hiểu những từ chung chung khi bị người lớn mắng như “nghịch dại”, “nguy hiểm”.

    “Xã hội càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Nếu cha mẹ do lo sợ chuyện xảy đến cho con mà tìm cách ngăn cấm khiến trẻ thiếu vốn sống để tự mình có được 'văcxin' phòng vệ trước cái ác", thạc sĩ Hằng cảnh báo. Theo bà, càng lớn thì nhu cầu được tự do trong giao tiếp xã hội của trẻ càng mạnh mẽ, cha mẹ muốn cấm cản hoặc kiểm soát cũng rất khó. Do vậy, cần dạy và hình thành cho trẻ tính tự lập, tự chủ trong cuộc sống. Không thể lúc nào cũng ở bên con nên cần hướng dẫn trẻ tự phục vụ mình, nhận biết những nguy hiểm cần tránh.
    Cụ thể, cần dạy trẻ biết đề cao cảnh giác: Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. Đi ra ngoài phải thông báo mấy giờ về, đi với ai, làm gì… Không về khuya. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. Không đi nhờ xe người lạ.
    Dạy trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói sẽ giúp bé tìm đường về nhà. Nếu bé lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứng lại một chỗ chờ một lúc không thấy cha mẹ đến, bé hãy đến nói với các chú bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa, sau đó ngoan ngoãn đứng ở đó chờ bố mẹ đến.
    Khi nói chuyện với trẻ, cần nhẹ nhàng và làm sao để trẻ coi cha mẹ như những người bạn lớn tuổi, từ đó dễ nghe lời hơn. “Việc dạy trẻ nên bắt đầu sớm, thường xuyên. Khi trẻ có thể nhận thức được sự việc là có thể từng bước dạy trẻ những điều căn bản, như vạch ra những giới hạn khi trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh hay cùng con chơi những trò có tình huống lạc đường, bị người lạ rủ đi chơi, khi ở nhà một mình mà có sự cố xảy ra…”, thạc sĩ Hằng gợi ý.
    [​IMG]
    Theo thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thuý, giảng viên học viện Hành chính TP HCM, cố vấn chuyên môn hội quán các bà mẹ, cách bảo vệ con tốt nhất chính là dạy con tự vệ, giúp trẻ tập dần thói quen tự nhận thức vấn đề. Nên khéo léo thảo luận với trẻ những bài báo thông tin trẻ em bị xâm hại, bạo hành, bị bắt cóc để trẻ ghi nhớ và rút kinh nghiệm... “Tuyệt đối không để trẻ một mình với bất kỳ ai, dù đó là bạn rất thân của gia đình. Thực tế đã có nhiều vụ bắt cóc, lạm dụng tình dục trẻ em mà thủ phạm là người thân, bạn bè cha mẹ, hàng xóm…”, thạc sĩ Thuý lưu ý.
    Cũng theo bà, cha mẹ cần dạy trẻ tập thói quen ứng phó nhanh, chẳng hạn khi cha mẹ không có nhà, trẻ không được tự ý mở cửa cho khách vào dù là người quen biết, mà gọi điện báo người lớn. Khi bị lạc đường, gọi điện về cho gia đình hoặc đến cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ. “Cha mẹ cần lưu số điện thoại, địa chỉ của gia đình vào sổ tay, sách vở và cặp sách của trẻ. Nên dạy các bé từ sáu tuổi trở lên cách sử dụng điện thoại và các kỹ năng phòng tránh xâm hại…”, thạc sĩ Thúy nói
     
  2. phuongtuyet792

    phuongtuyet792 Thành viên

    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    1
Đang tải...