Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Cuốn sách Sơn mài Phạm Hậu

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi hoangtuan1234, 16/10/2017.

  1. hoangtuan1234

    hoangtuan1234 Thành viên tích cực

    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    Cuốn “Sơn mài Phạm Hậu” cung cấp thông tin về sự nghiệp của một họa sĩ quan trọng, qua đó cho thấy những đóng góp của ông với nghệ thuật sơn mài Việt.

    Họa sĩ Phạm Hậu (1903-1994) là một trong những người có công trong việc xây dựng nền tảng nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Kỷ niệm 114 năm ngày sinh họa sĩ, cuốn sách Sơn mài Phạm Hậu được giới thiệu tới bạn đọc. Sách do tác giả Phạm Gia Yên (con trai họa sĩ Phạm Hậu) thực hiện, ra mắt sáng 15/10 tại Hà Nội.

    1_Pham_Hau_1.JPG
    Sự nghiệp họa sĩ Phạm Hậu gắn với nghệ thuật sơn mài được thể hiện trong cuốn sách. Ông được đào tạo bài bản về hội họa, là một trong những học viên khóa V trường Mỹ thuật Đông Dương (1929-1934). Các Giáo sư người Pháp đưa nghệ thuật sơn ta vào chương trình học năm 1932, Phạm Hậu cùng với các họa sĩ khóa sau như Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn… hang hái tiếp nhận. Họ cùng nhau phát triển sơn mài như một chất liệu từ văn hóa dân tộc, kết hợp kiến thức hội họa mới tiếp nhận, để mang lại nghệ thuật độc đáo cho hội họa Việt Nam.

    Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, Phạm Hậu trở về quê nhà (Đông Ngạc, Hà Nội) như một họa sĩ tự do. Khi Phạm Hậu vừa rời trường, hiệu trưởng Tardieu đã tới nhà giao cho học trò một hợp đồng vẽ sơn mài trên 50 chiếc hộp, với tranh trang trí rồng phương. Xưởng sơn mài riêng của Phạm Hậu ra đời.

    Xưởng sơn mài của họa sĩ nhanh chóng nổi tiếng. Ở đó, ông tổ chức điều hành xưởng sơn theo những công đoạn chuyên nghiệp: thợ mộc, thợ xẻ, thợ làm vóc, thợ vẽ và đánh bóng… Ước tính hàng trăm tác phẩm và sản phẩm sơn mài như tranh, bình phong, tủ, đồ thờ, đồ mỹ nghệ… được làm ra mỗi năm.

    Với mong muốn xây dựng nền mỹ thuật ứng dụng, họa sĩ Phạm Hậu cùng với các nghệ sĩ khác như Trần Văn Du, Trần Quang Trân thành lập Trường Quốc gia Mỹ nghệ (Ecole natinale d’Art Deco). Đó là tiền thân của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp hôm nay.

    Song song với công việc sáng tạo của một nghệ sĩ, Phạm Hậu còn biên soạn các văn bản, tài liệu, đặt nền móng lý thuyết cho việc giảng dạy về nghệ thuật sơn mài. Ông là người thầy giảng dạy sơn mài cho tới khi về hưu (1965).

    Tác phẩm sơn mài của Phạm Hậu từng được trao Huy chương Vàng Salon năm 1935 trong triển lãm đầu tiên của Hội Khuyến khích phát triển Mỹ thuật và Kỹ nghệ. Năm 1944, Phạm Hậu có triển lãm chung cùng Nguyễn Gia Trí tại Tràng Tiền. Ông được mời tham dự triển lãm tại Thái Lan, Rome…

    Tác phẩm sơn mài của Phạm Hậu được nhiều người ưa thích. Giới thượng lưu những năm 1935-1960 đều muốn sở hữu tranh treo tường hoặc bình phong của Phạm Hậu trong nhà. Tác phẩm của ông được bán cả trong nước lẫn nước ngoài.

    Số tác phẩm của Phạm Hậu còn lại trong nước không nhiều, nằm trong các bảo tàng mỹ thuật, trong các bộ sưu tập cá nhân. Ngày nay, người yêu nghệ thuật có thể tới Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chiêm ngưỡng hai tác phẩm của Phạm Hậu là Gió mùa hạCơn giông.

    Sự nghiệp sơn mài của họa sĩ Phạm Hậu được ghi nhận ở hai mảng đề tài lớn là các sáng tác sơn mài bình phong lớn, và công việc giảng dạy, truyền nghề cho các họa sĩ thế hệ sau.
     
Đang tải...