Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Hầu đồng dưới góc nhìn văn hóa

Thảo luận trong 'Giơi thiệu Website' bắt đầu bởi tienmanh0211, 25/03/2016.

  1. tienmanh0211

    tienmanh0211 Thành viên mới

    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Hầu bóng thực chất là một trong những tín ngưỡng văn hóa có từ lâu đời liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ. Nhưng từ một hoạt động văn hóa tín ngưỡng các thầy đồng đã biến thành một thứ công cụ để trục lợi đám người nhẹ dạ cả tin...

    Hành trình của những cung văn

    Khó khăn lắm tôi mới liên lạc được với anh C.H, một cung văn có tiếng trong khu văn công Mai Dịch. Thời gian này anh chủ yếu đi “làm đám”. Hiện nay nhiều người đã không coi hầu đồng như một hình thức mê tín dị đoan nữa mà như một hoạt động văn hóa tín ngưỡng. Anh H bảo: “Trước kia có đi cung văn ở đâu cũng phải ngó trước ngó sau. Giờ thoải mái hơn, nghề này kiếm ra tiền đấy”.

    [​IMG]
    Một cảnh hầu đồng

    Thực ra người đầu tiên cố tìm cách cho “giới đồng bóng” được phép hoạt động chính là ông Trang Công Thịnh, giờ là chủ đền Dâu phố Hàng Nón, nơi hầu bóng sang trọng nhất bây giờ. Những năm 80 - 90, ông Thịnh đã đi nhiều cơ quan có thẩm quyền cố chứng minh nghề của mình không phải mê tín dị đoan, chỉ là tín ngưỡng văn hóa dân gian mà thôi.

    Một năm có hai khóa hầu- khóa mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng, khóa mùa thu từ tháng 10, đám cung văn hầu như không ngày nào rỗi việc. Có ngày phải chạy sô như ca sĩ nhạc trẻ, hết điện nọ điện kia. Đấy mới chỉ là trong thành phố, rất nhiều đám có điều kiện kinh tế mời lên các đền nổi tiếng như đền Xích Đằng ở Ninh Giang – Hưng Yên thờ quan đệ ngũ Tuần Tranh; công đồng Bác Lệ thờ chầu Lục, đền Bảo Lạc thờ chầu đệ nhị, Cam Đường, Đồng Mỏ, phủ Giầy… nơi những con nhang đệ tử thường lui tới.

    [​IMG]

    Hầu bóng và những điểm nhìn ngoài tín ngưỡng

    Hầu bóng thực chất là một trong những tín ngưỡng văn hóa có từ lâu đời liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ. Người Việt quan niệm có bốn thế giới tồn tại: trên trời (Thiên Phủ); dưới đất (Địa Phủ); dưới nước (Thoải Phủ); trên rừng (Nhạc Phủ). Mỗi thế giới đều do một người đàn bà cai quản gọi là các Mẫu, các mẫu đều không có tên, duy mẫu Liễu Hạnh là mẫu Thượng Thiên danh tính đầy đủ.

    Dưới các Mẫu có các Chầu, các quan, các ông, các cô, cậu bé, cô bé, mỗi người chuyên trách một công việc. Vì vậy ai muốn xin chuyện gì thì chỉ việc dâng lộc lên các giá đó và xin lộc. Nếu có lộc ban chứng tỏ điều mình muốn đã được các thánh chứng. Thực chất hầu bóng là một hình thức diễn xướng tâm linh, một nghi thức nhập đồng làm cho con người rơi vào trạng thái thôi miên, thuật ngữ dân tộc học gọi là Sa man.

    [​IMG]

    Giải thích chuyện có thế giới siêu nhiên, thế giới đồng cốt nào đó nhập vào người hay không thì khó nhưng theo anh H.: rõ ràng những người đi hầu hay tham dự một vấn hầu đều có cảm giác hưng phấn chung, dễ quên đi mọi thứ. Có những người nước ngoài không biết gì về tiếng Việt, văn hóa Việt, nhưng khi tham dự một vấn hầu đều có những cảm xúc chung với người Việt vốn kỳ cựu trong nghề hầu bóng. Phân tích kỹ, bản thân âm nhạc Hát Văn với tiết tấu nhịp 7, nhịp 3 sôi nổi, nhanh cũng dễ tạo hưng phấn, tương tự đi dự một nhạc hội về Rock chẳng hạn.

    Các thầy đồng lúc khởi nghiệp chẳng có gì, đến khi vào nghề bao giờ cũng có một đám con nhang đệ tử theo hầu, kéo theo những nhu cầu về vật chất cho các thầy. Có thầy chỉ nhờ đám con nhang đệ tử thôi mà đủ tiền xây cả một điện thờ nguy nga.

    Chính từ những điện thờ này đã nảy sinh vô vàn hành vi mê tín. Nhiều người bỏ nhà bỏ cửa, tiền mất tật mang từ những sự cả tin thái quá trên. Vậy là đang từ một hoạt động văn hóa tín ngưỡng các thầy đồng đã biến thành một thứ công cụ để trục lợi đám người nhẹ dạ cả tin. Cho nên đã xảy ra không thiếu câu chuyện nực cười từ những vấn hầu.
     
  2. vananhez

    vananhez Thành viên mới

    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nữ
    Bà ngoại mình hồi còn sống là thầy đồng, ông Ngoại thì hát văn nên đến giừo bên ngoại nhà mình siêng năng đi chùa và tâm linh lắm, vì thế, mình trân trọng việc hầu đồng, miễn sao đừng lạm dụng mà biến tấu đi vì mục đích gì là được. Mình còn rất thích nghe những bài hát văn
     
Đang tải...