Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Lễ lại mặt: Những điều cần biết

Thảo luận trong 'Khách sạn, nhà nghỉ' bắt đầu bởi tuanqb, 09/03/2017.

  1. tuanqb

    tuanqb Thành viên tích cực

    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    21
    Giới tính:
    Nam
    Ngoài đám cưới là nghi lễ được trông đợi nhất, trong các nghi lễ cưới truyền thống của người Việt Nam còn có lễ lại mặt rất được người dân coi trọng nên còn được gọi là lễ nhị hỷ.

    Tham khảo thêm: Trung tâm nhà hàng tiệc cưới

    Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, thủ tục và các nghi lễ cưới hỏi ở Việt Nam rất được coi trọng bởi nó mang trong mình bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Ngoài đám cưới là nghi lễ được trông đợi nhất, trong các nghi lễ cưới truyền thống của người Việt Nam còn có lễ lại mặt rất được người dân coi trọng nên còn được gọi là lễ nhị hỷ.

    [​IMG]

    Ý nghĩa của lễ lại mặt

    Sau khi cử hành hôn lễ, cô dâu và chú rể sẽ quay trở lại nhà gái để làm lễ lại mặt hay còn gọi là lễ nhị hỷ. Thường thì trước khi cưới, cô dâu không có nhiều thời gian để tiếp xúc với gia đình nhà chồng. Vì vậy sau ngày cưới chắc chắn cô dâu sẽ còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với nếp sống ở nhà chồng, thêm vào đó là tâm trạng buồn nhớ cha mẹ đẻ.

    Hiểu được tâm lý này của các cô dâu mới, gia đình chú rể sắp một cái lễ cho các con quay về nhà bố mẹ đẻ của cô dâu, vừa là cơ hội để các con thể hiện sự hiếu đễ với bố mẹ, vừa để bố mẹ cô dâu bớt nhớ thương con gái. Bởi ông cha ta quan niệm “Con gái là con người ta, con dâu mới là con mình”, người con gái sau khi đi lấy chồng thì sẽ ở hẳn để chăm lo cho các công việc bên nhà chồng, chỉ trừ những khi bên nhà mẹ đẻ có việc gì hệ trọng thì mới quay về ít ngày.

    Thời gian diễn ra lễ lại mặt

    Thường thì lễ lại mặt thường được diễn ra vào khoảng từ một đến năm ngày sau ngày cưới. Một số nơi chỉ chọn ngày thứ hai và ngày thứ tư sau lễ cưới là ngày chú rể đưa cô dâu về lại mặt. Một số trường hợp vì điều kiện hai gia đình ở xa nên lễ lại mặt có thể sẽ diễn ra sau khoảng thời gian trên một vài ngày, thường thì trong vòng một tuần lễ đầu tiền khi đón dâu về, chú rể mới phải đưa vợ về lại mặt gia đình vợ.

    Lễ vật cho lễ lại mặt

    Không cầu kỳ như đồ lễ ăn hỏi hay sính lễ trong ngày cưới, nhưng lễ vật trong ngày lại mặt thường cũng phải có trầu cau, xôi, thịt gà (hoặc có thể thay bằng thịt lợn), chai rượu,… Tuy nhiên ngày nay mọi người thường theo xu hướng đơn giản các thủ tục và nghi lễ cưới hỏi truyền thống, vì vậy lễ vật trong ngày lại mặt cũng được giản lược bớt. Các cặp vợ chồng hiện nay có thể chỉ cần mang hoa quả và bánh kẹo quay về nhà gái coi như món quà lại mặt.

     
  2. dochoilego

    dochoilego Thành viên mới

    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    giờ mới biết
     
  3. kojiro95

    kojiro95 Thành viên mới

    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    giờ mới được biết :p
     
  4. nguyenloandl

    nguyenloandl Thành viên mới

    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Đúng là giờ mới biết! Sao trước h mình chưa từng nghe nhỉ!
     
Đang tải...