Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Lý do đèn led bị cháy và cách sửa chữa

Thảo luận trong 'Điện tử gia dụng khác' bắt đầu bởi mynguyenthi01, 12/02/2019.

  1. mynguyenthi01

    mynguyenthi01 Thành viên mới

    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Như chúng ta đã biết, đèn led không bị cháy (đứt dây tóc) như đèn sợi đốt, chúng chỉ bị mờ đi. Tuy nhiên, nó vẫn có thể bị cháy hỏng các bộ phận do các nguyên nhân tiêu cực từ dòng điện và cách lắp đặt. Gia đình bạn từng gặp tình trạng bóng đèn cháy đột ngột mà không rõ nguyên nhân từ đâu? Kỹ thuật viên của Đèn Công Trình sẽ chỉ ra những nguyên nhân khiến cho đèn led cháy đột ngột trong bài viết dưới đây.
    [​IMG]
    1. Nhiệt độ quá cao

    Đèn led đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ, bóng đèn tỏa quá nhiều nhiệt mà bộ phận tản nhiệt làm việc không hiệu quả có thể rút ngắn tuổi thọ của đèn. Thêm vào đó là lớp vỏ bọc đèn cũng khiến nhiệt độ đèn thoát ra không thoát được. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cũng là yếu tố tác động đến độ bền bỉ của thiết bị chiếu sáng này.

    Vấn đề này thường thấy ở dòng đèn led âm trần vì chúng có thiết kế đuôi đèn được giấu trong trần nhà dẫn đến sự tích tụ nhiệt có thể làm cháy bóng đèn của bạn.

    Khắc phục: Bố trí các lỗ thông hơi trên trần nhà, với trần thạch cao khi thiết kế cần chú ý đến điều này. Ngoài ra hãy đảm bảo bóng đèn của bạn chọn có hệ thống tản nhiệt hoạt động tốt nhất.

    2. Dây điện kém chất lượng

    Dây điện kém chất lượng hoặc các đầu nối lỏng lẻo có thể khiến điện áp tăng cao đột ngột, khi các mối liên kết lỏng chúng có thể làm cháy bóng đèn trong vài ngày.

    Khắc phục: Tắt nguồn điện và tháo bóng đèn khỏi vị trí lắp đặt để kiểm tra các kết nối điện trong hộp nối. Thuê một thợ điện chuyên nghiệp để việc sửa bóng đè led này được thuận lợi.

    3. Bóng đèn bị vít quá chặt

    Nhiều trường hợp bóng led bị vít quá chặt dẫn đến kết nối điện không đúng vị trí, giảm tuổi thọ của đèn.
    Phần xoáy đồng của đui đèn bị nhô lên, xô lệch với những vị trí còn lại khiến đèn không thể kết nối với nguồn điện đầy đủ và xảy ra hiện tượng hồ quang điện ở tần suất nhỏ làm giảm tuổi thọ bóng đèn.
    Khắc phục: Nếu xoáy đồng bị uốn cong, bạn cần tắt nguồn và sử dụng kìm mũi kim để uốn cong nó về phía trước (ở góc độ khoảng 20 độ từ đáy ổ cắm). Và để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, bạn cần lưu ý một số điều sau khi lắp đặt bóng đèn: Không vít quá chặt bóng đèn, không vít quá nhanh, chỉ vặn đến khi bóng đèn sáng thì dừng lại.
    4. Điện áp tăng cao đột ngột

    Điện áp của mạng lưới điện nước ta hiện nay là 220V, trong khi điện áp tiêu thụ của đèn led thấp hơn rất nhiều, chính vì vậy đèn led luôn đi kèm bộ led driver có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện từ dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để có mức điện áp phù hợp cho chip led hoạt động.
    Nếu tất cả bóng đèn trong nhà bạn rất nhanh đều bị cháy hỏng thì nguyên nhân có thể do điện áp tăng cao đột ngột. Trường hợp khi điện áp tăng cao đột ngột, bộ led driver không điều chỉnh kịp sẽ dẫn đến cháy bóng đèn, thậm chí là các thiết bị điện tử khác trong nhà cũng rơi vào tình trạng tương tự.
     
Đang tải...