Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

[Nam Định] Đền Bảo Lộc

Thảo luận trong 'Giơi thiệu Website' bắt đầu bởi tqk2234, 13/06/2018.

  1. tqk2234

    tqk2234 Thành viên mới

    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    Đền Bảo Lộc - Nam Định

    Đền Bảo Lộc thuộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định là quê hương của Trần Hưng Đạo, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ tại nơi ông được sinh ra và gọi là Đền Bảo Lộc.
    Từ thành phố Nam Định theo đường 38A chừng 5km, gặp dốc Hữu Bị rẽ trái, đi dọc đê Châu Giang khoảng 2km là đến đền. Đền được xây dựng trên trang ấp cũ của An Sinh Vương Trần Liễu, thân sinh của Hưng Đạo Vương. Năm 1979, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di vật đời Trần như gạch hoa, đầu rồng đất nung, mô hình tháp, bát, đĩa,... Cách đền 600m về phía Đông, điều này chứng tỏ khu vực này trước đây là cung điện nhà Trần xưa.
    [​IMG]
    Đền Bảo Lộc – Nam Định​
    Đền Bảo Lộc ban đầu được xây dựng ven sông Châu Giang, có ba gian bằng gỗ lim lợp ngói mũi hài, thấp. Sau bờ sông bên này bị lở, đền được chuyển vào khu vực hiện nay với ba gian lợp rạ. Khi làm lại, đền được xây thành ba toà kiểu chồng diêm theo thiết kế của Đông Phương Bác Cổ, song có sửa chữa lại cho phù hợp với kiến trúc cổ truyền của dân tộc.
    Năm 1928, đền Bảo Lộc được trùng tu, tôn tạo với quy mô như hiện nay. Đền có quy mô lớn hơn nhiều so với tất cả các kiến trúc ở Mỹ Lộc, được xây theo kiểu chữ Đinh, tiền đường gồm 7 gian rộng, trung đường dài 5 gian, hậu cung có 3 gian. Chạm khắc tuy không nhiều, nhưng rải rác từng bộ phận, ở từng cấu kiện vẫn có những nét tiêu biểu. Ngay phía trên bộ cánh cửa của nhà tiền đường, hai bên là những mảng chạm khắc gỗ khá tinh xảo với các đề tài: Tứ linh, Long cuốn thuỷ… Sáu bộ cánh cửa ở hậu cung nửa trên chạm lộng, nửa dưới chạm các đề tài: hoa lá, tùng, trúc, cúc, mai… Tất cả những mảng chạm khắc này có chung niên đại vào thời Nguyễn.
    Đền nằm chính giữa thờ quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là Phủ thờ Mẫu, phía sau là đền Khải thánh thờ thân phụ Hưng Đạo Vương. Tất cả các kiến trúc tôn giáo này hoà nhập vào nhau, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh. Trong đền không chỉ thờ bài vị mà có tới hai pho tượng tạc Trần Hưng Đạo: môt bằng gỗ trầm hương đặt tại hậu cung, một bằng đồng trong tư thế ngồi nặng 4,8 tấn, đặt ở trung đường. Đền còn thờ bố, mẹ, vợ, các con trai, con rể của ông, trong đó có Phạm Ngũ Lão. Ngoài ra thờ tự cả Yết Kiêu, Dã Tượng, những gia nô, sau này trở thành gia tướng thân cận và lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
    Ở hậu cung của đền còn thờ các thầy dạy học của Trần Hưng Đạo, gian chính giữa là tượng Trần Hưng Đạo, bên hữu là tượng thầy dạy chữ, bên tả là thầy dậy binh pháp, chính điều này đã thể hiện được truyền thống hiếu học, “Tôn sư trọng đạo” và toàn việc thờ tự là thể hiện hai đức tính quan trọng hàng đầu “Trung - Hiếu” của Hưng Đạo Đại Vương.
    Trong đền có khá nhiều câu đối, cuốn thư, đại tự của người xưa để lại ca ngợi võ công, văn trị của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương. Đền Khải Thánh nằm ở phía sau, kiến trúc tương tự như đền chính nhưng phần nền cao hơn 3m, thờ thân phụ, thân mẫu, phu nhân và hai người con gái của Trần Hưng Đạo. Đền Bảo Lộc cùng với đền Trần, chùa Tháp tạo thành một quần thể kiến trúc vừa có giá trị lịch sử cao, đồng thời lại là những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách trong và ngoài nước.
    [​IMG]
    Người dân đến dâng lễ ở Đền Bảo Lộc​
    Hàng năm, vào ngày kỵ của ông 20 tháng 8 âm lịch, khách thập phương lại có dịp về lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo (tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ), đây là lễ hội lớn thu hút rất đông người tham gia. Ngoài việc tham quan, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, du khách còn được thưởng thức một số trò dân gian đặc sắc như đấu vật, cờ người, múa bài bông... Quan trọng hơn, trong hành trình về nguồn, mỗi người lại cảm thấy được che chở, được khai sáng bởi những bài học đạo lý, nhân văn sâu sắc từ cuộc đời sự nghiệp của Quốc Công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - vị thánh nhân trong lòng dân.
     
Đang tải...