Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Ngành Khách Sạn- cho những người thất nghiệp hay dám thành công?

Thảo luận trong 'Việc tìm người' bắt đầu bởi vuabong123, 26/03/2015.

  1. vuabong123

    vuabong123 Thành viên

    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    1
    Ngành Khách Sạn- cho những người thất nghiệp hay dám thành công?


    Tập trung đi sâu, tìm hiểu những thông tin trong ngành Khách sạn thông qua website hoteljob.vn, có thể nhận thấy câu hỏi “Ngành Khách Sạn- ngành dành cho những người thất nghiệp hay những người dám thành công?” thực sự đang là một vấn đề nóng bỏng gây tranh cãi.

    Theo đó một luồng ý kiến cho rằng: muốn trở thành nhân viên trong ngành khách sạn vô cùng đơn giản, chẳng cần bằng cấp, cũng chẳng cần nhiều kĩ năng, chỉ cần có “sức khỏe” và “ có khả năng hiểu”, biết nghe lời, vậy là đủ. Đặc biệt trong tình trạng mà theo như chị Đặng Thị Hải Linh, giám đốc bộ phận ẩm thực khách sạn Crowne Plaza West Hà Nội đã tiết lộ trong bài báo “ hé lộ những bí mật tuyển dụng của khách sạn 5 sao” trên website hoteljob.vn: “thực tế các khách sạn hiện đang thiếu nhân lực trầm trọng” có thể thấy, ngành khách sạn thực sự đang rộng mở cho toàn bộ những người thất nghiệp mong muốn có được việc làm trang trải cuộc sống. Trong ngành này có rất nhiều những công việc không đòi hỏi quá nhiều kĩ năng như dọn phòng, rửa chén bát, phục vụ bàn..., do đó để ứng tuyển vào ngành không phải là một việc quá khó khăn, bạn chẳng cần phải có bằng tốt nghiệp đúng chuyên ngành hay được đào tạo một cách bài bản, chỉ cần có hứng thú với công việc hoặc đang muốn tìm một công việc tạo thêm thu nhập là hoàn toàn có thể ứng tuyển.

    Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, ngành khách sạn tuy vô cùng rộng mở, nhưng để tồn tại lâu dài và thăng tiến trong nghề nghiệp, phải là một người thực sự có ý chí, có kĩ năng, có tinh thần học hỏi và “dám thành công”. Như chị Đặng Thị Hải Linh đã tâm sự về những ngày đầu tiên làm việc trong ngành Khách sạn: “Tốt nghiệp đại học, cầm tấm bằng, nộp hồ sơ vào một số công ty theo chuyên ngành mình học, trong thời gian đợi việc tôi xin vào làm tại một khách sạn 4 sao với suy nghĩ làm tạm một thời gian đợi xin được việc theo đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, sau khi tham gia đào tạo và làm việc tại khách sạn, tôi thực sự cảm thấy yêu mến công việc của mình vì tại đây, tôi đã được đào tạo về một ngành mà thực sự mới lạ với không chỉ riêng tôi mà là của tất cả các bạn trẻ thời đó. Tôi trở nên đam mê và gắn bó đến tận bây giờ.” Như vậy có thể nhận ra rằng, chị Linh cũng chọn nghề khách sạn khi chưa có được một công việc theo đúng chuyên ngành mình học, nhưng bằng ý chí và niềm đam mê với nghề, giờ đây chị đã trở thành giám đốc bộ phận ẩm thực của một khách sạn 5 sao có tiếng tại Hà Nội.

    Hay như một tấm gương khác về chị Nguyễn Lan Hương giám đốc bộ phận Sale của khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ những công việc giản đơn nhất trong ngành khách sạn. Những ngày đầu tiên bước chân vào ngành, chị Hương bắt đầu là một nhân viên thực tập buồng, nhưng chỉ sau một tháng nhờ làm việc chăm chỉ, nỗ lực, chị đã trở thành nhân viên chính thức. Tuy đã được nhận làm nhân viên chính thức nhưng chị vẫn không ngừng cố gắng, luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Nhận ra những nỗ lực của chị, giám đốc khách sạn chị làm lúc bấy giờ đã chuyển chị sang bộ phận lễ tân với chức vụ trực tổng đài – là một vị trí thấp nhất trong bộ phận lễ tân. Sau một thời gian, với những kĩ năng giao tiếp cùng trình độ tiếng Anh tốt, chị nhận được rất nhiều phẩn hồi tích cực từ khách hàng và giám đốc lại quyết định đưa chị lên một vị trí cao hơn là lễ tân Khách Sạn, rồi lên nhân viên kinh doanh – một vị trí khá quan trọng trong ngành Khách Sạn. Vậy là chỉ trong một quãng thời gian ngắn, chị Nguyễn Lan Hương đã từ một nhân viên thực tập buồng trở thành một nhân viên kinh doanh và hiện tại là giám đốc kinh doanh của khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng.

    Qua những câu chuyện và những luồng ý kiến khác nhau đó, có thể thấy ngành Khách Sạn thực sự là một ngành với vô vàn cơ hội rộng mở với tất cả mọi người, từ những người chưa có nhiều kĩ năng, những sinh viên mới ra trường cho tới những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Điều quan trọng nhất là trong ngành này, cơ hội thăng tiến của bạn là rất cao, chỉ cần thực sự chịu học hỏi, rèn luyện những kĩ năng và cái duyên với nghề nhất định bạn sẽ có thể vươn tới một vị trí cao nhất. Vậy liệu bạn có tự tin rằng bản thân đủ sức để leo tới bậc thang cao nhất của thành công trong ngành Khách Sạn?
     
Đang tải...