Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Những cách dạy con ngoan khi lên hai hiệu quả:

Thảo luận trong 'Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé' bắt đầu bởi 4handmake, 20/08/2018.

  1. 4handmake

    4handmake Thành viên mới

    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    8
    Giới tính:
    Nữ
    1. Hãy chọn từ ngữ thay thế:

    Một đứa trẻ mới lên 2 có thể kiểm soát được bản thân là một điều không thể dù cho bạn có cương quyết yêu cầu bé như thế nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nhắc bé cư xử sao cho đúng và chắc chắn rằng bé nghe lời. Thay vì nói KHÔNG, bạn hãy nói rõ cho bé biết những gì bé có thể chơi. Trẻ con nói chung và trẻ hai tuổi nói riêng tiếp nhận những gợi ý cực dễ dàng hơn những giới hạn rất nhiều. Do vậy, thay vì khản cả cổ nói “con không được phép xả vòi nước mãi thế!” thì bạn hãy thử nói “Con gái, mẹ con mình ra sân tưới cây thôi con, con ngoan lắm!”. Bé đòi tự lấy chổi quét trong nhà tắm, bạn thử nói: “Con ngoan, mẹ nhờ con cầm giúp mẹ cái cốc này với, mẹ cám ơn nhé!” .

    Nếu con bạn làm gì nguy hiểm đến bản thân, thì hãy nói theo hướng tích cực để bé hiểu rằng bạn không đồng tình “Con đừng ra nắng kẻo mẹ sợ con sói nó bắt con vào rừng mất, sợ con nhỉ!”. Ở những tình huống khẩn cấp, khi bạn không đủ thời gian để giải thích nguy hiểm trước mắt thì cần đưa ra những câu lệnh với giọng bình tĩnh, rõ ràng, dứt khoát như:”thôi ngay”, “dừng lại” , “nguy hiểm”, “nóng”

    2. Đưa ra lựa chọn cho bé

    Dù mới lên hai nhưng bé nào cũng khao khát tự chủ và muốn có quyền lựa chọn. Thay vì thẳng thừng cua bé ra khỏi bếp vì bé định thò tay với con dao, bạn có thể cho bé chơi giữa cái muôi gỗ hoặc khuôn bánh hình ông sao. Sau đó, bạn có thể yên tâm cất con dao ra khỏi tầm với của bé. Nếu con đòi ăn kẹo ngay trước bữa cơm, hãy tự thay đổi bằng cách cho bé chọn lựa giữa vài lát táo hoặc miếng nho tách hạt. Và có 1 mẹo nhỏ khá hữu ích là trẻ lên hai thường nghiêng về lựa chọn thứ 2, đơn giản là vì đó là lựa chọn bé nghe gần đây nhất. Nếu bạn muốn bé chọn miếng táo thì hãy nói “À, kẹo này con sâu ăn rồi, bây giờ con muốn ăn nho hay ăn táo”, bé của bạn sẽ ngoan ngoãn chọn ngay miếng táo!

    3. Đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ

    Cũng giống như người lớn cả thôi, cấm điều gì lại càng tò mò và muốn làm cho bằng được . Đối với trẻ cũng vậy, nếu bạn nói “con không được vứt quyển sách của mẹ nghe chưa” con không được phá” ” Không được chơi nữa, về ngay! “..kết quả, bé nhà bạn sẽ làm ngược lại tất cả, rất hiếm khi nghe mẹ bảo mà bé dừng ngay. Nhưng mẹ phải biết rằng, do khả năng tập trung chưa cao nên trẻ con rất dễ thay đổi sự chú ý sang những thứ khác. Khi một món đồ chơi không phù hợp chẳng hạn như mợt cái kéo, một vật nhọn…rơi vào tầm ngắm cúa bé thì bạn hãy cố diễn tả bằng cử chỉ và khuôn mặt một cách bất ngờ về một điều khác để đánh sự chú ý của bé vào nơi khác. Ví như, “”Ô, khiếp chưa, con nhìn con nhện kia kìa, con nhện nó đang bò.. hay “a, bên kia có chùm hao đẹp chưa con kìa, hoa đó là hoa gì thế con, có phải hoa màu đỏ không con, đẹp quá con nhỉ!” Và khi bé đã thay đổi sự chú ý của mình sang thứ khác thì bạn có thể nhẹ nhàng di chuyển ra khỏi món đồ chơi không phù hợp kia một cách dễ dàng.

    4. Tránh những sự đôi co không cần thiết

    Bạn nên tránh để rơi vào những trường hợp buộc phải nói không với trẻ. Để làm điều này thì nên cho bé tham gia vào những môi trường lành mạnh mà vẫn khuyến khích ham muốn khám phá của bé. Thay vì ngày này qua ngày khác nhắc bé là không được nghịch ổ điện hay những đồ vật dễ vỡ trong tủ kính bạn nên có những biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà như sắp xếp lại các thiết bị điện gọn gàng và an toàn hơn, để những đồ dễ vỡ ra khỏi tầm với của bé. Bạn nên chọn những chỗ bé có thể thoải mái chơi đùa mà không lo làm hỏng hay làm vỡ đồ hay có thể xảy ra tai nạn cho bé. Tất nhiên là bạn không thể hoàn toàn loại bỏ những trường hợp mình sẽ phải nói không nhưng mọi thứ cũng sẽ trở nên dễ thở hơn cho cả bạn và bé nếu như bạn có thể hạn chế tối đa điều này.

    5. Bỏ qua những sự cố nhỏ

    Bạn có cả một quãng thời gian dài với rất nhiều dịp để dạy dỗ bé. Đừng quá khắt khe, tỉ mỉ trong việc này. Nếu bé lỡ tay hoặc cố ý vương thức án hay sữa lên váy, bạn đừng nạt nộ bé vội hãy nói ” À, do con lỡ tay phải không, chút nữa rồi mẹ thay chiếc váy khác cho con nhé!”

    Nếu bé dùng tay vẽ những nét ngoạch ngoạc trên bàn với chiếc bút sáp màu, bạn sẽ phải tốn công lau chùi thật sạch sẽ mặc dù việc dọn dẹp chiếc bàn kính kia chỉ mới được bạn hoàn thành xong. Dầu vậy, bạn cũng khoan la mắng bé, hãy cố gắng nuôi dưỡng ham muốn khám phá và những nét vui tươi hồn nhiên của bé bất kỳ khi nào bạn có thể. Nếu bé không bị làm sao và bạn không thấy nhất thiết phải can thiệp thì hãy bỏ qua cho bé nhé!

    6. Đưa ra lời nói có trọng lượng

    Tất nhiên, khi bé có những hành vi cần can thiệp và những phương án khác không khả thi thì đừng nên dài dòng. Sau cùng cho những biện pháp trên, bạn hãy sử dụng một giọng điềm tĩnh , nét mặt ghiêm khắc, nhìn thẳng vào bé, hãy nói với con bé bằng ánh mắt nghiêm nghị và rõ ràng rằng: Mẹ nói lần cuối, tắt vời nước ngay nghe chưa. Hay với một giọng xuống nước và chờ đợi sự quyết định của trẻ: “Con xem thêm 1 bài hát này nữa là mình tắt ti vi con nhỉ!”. Khi bé nghe lời , lúc đó bạn có thể mỉm cười ôm bé vào lòng và khen bé một cách tích cực : “Đúng rồi! Con ngoan quá, con rất biết nghe lời mẹ, mẹ thương con nhất trên trần đời” sau đó hãy hôn bé 1 cái thật sâu vào má cùng cái ôm chặt thật chặt nhé các mẹ!


    Các hoạt động nên dạy con ở độ tuổi 2-3

    1.Xâu hạt ( tay và kỹ năng sống)
    2.Sử dụng kẹp ( tongs) gắp hạt
    3.Xếp màu sắc( nhận biết màu sắc)
    4.Lau nhà
    5.Rót nước
    6.Tưới cây
    7.Nghịch cát
    8. Xúc hạt đỗ, xúc sữa, xúc canh
    9. Mặc quần áo
    10. Tự rửa mặt, tự lấy khăn mặt và phơi khăn mặt và dùng cặp để cặp khăn mặt
    11. Tự rửa tay
    12. Rửa bát, thái rau dưới sự quan sát của mẹ
    13. Bóc trứng
    14. Bổ hoa quả bằng mô hình trò chơi
    15. Cắm hoa nhựa
    16. Biết dùng đũa gắp thức ăn- mỗi bữa luyện cho con một ít
    17. Luyện xúc giác ( nhắm mắt đoán vật thể)
    18. Nhận biết mùi –luyện khứu giác
    19. Đạp được xe đạp 3 bánh trên nền trơn
    20. Rời khỏi ghế ăn dặm và ra bàn ăn ngồi cùng cả nhà, ăn tự do theo sở thích- thể hiện là một người có quyền tự do
    21. Nhận biết vật chìm nổi
    22.Luyện cài cúc áo trên mô hình
    23. Vắt nước: Dùng 5 miễng bọt biển và một chậu nước nhỏ
    24. Vừa nghe vừa đoán cái nào có âm thanh giống nhau-Luyện thính giác
    25. Vừa ngửi vừa đoán cái nào có mùi giống nhau-Luyện khứu giác.
    26. Phải dạy con dày mỏng( cho bộ chiều cao bằng nhau, giảm dần về đường kính), cao thấp( cho bộ đường kính bằng nhau, giảm dần chiều cao), to nhỏ( giảm cả vè chiều cao và đường kính) thông qua bộ sản phẩm hình trụ có núm trong phương pháp Montessori
    27. Trò chơi puzzle-ghép các hình
    28. Chơi bộ tháp hồng (pink tower) và hiểu được to nhất, nhỏ nhất.
     
    xenanglapduc and hanhkhatchotinh like this.
  2. 4handmake

    4handmake Thành viên mới

    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    8
    Giới tính:
    Nữ
    Các mẹ nên tham khỏa nhé, trên đây là một trong những đúc kết của mình qua thời gian chăm bé Mít. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi
     
    xenanglapduc and hanhkhatchotinh like this.
  3. 4handmake

    4handmake Thành viên mới

    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    8
    Giới tính:
    Nữ
    Up lên top để nhiều mẹ biết đến nha
     
    xenanglapduc and hanhkhatchotinh like this.
  4. 4handmake

    4handmake Thành viên mới

    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    8
    Giới tính:
    Nữ
    Hai tuổi là cái tuổi mà bé bắt đầu hình thành thói quen và nhận thức của trẻ, Vì vậy cha mẹ nên chú ý để con phát triển tốt nhất nha
     
    xenanglapduc thích bài này.
  5. 4handmake

    4handmake Thành viên mới

    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    8
    Giới tính:
    Nữ
    Mình còn rất nhiều tài liệu chăm con trẻ. Mẹ nào muốn tham khảo thì vui lòng để lại email nhé ạ
     
    xenanglapduc thích bài này.
Đang tải...