Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Những nét thuần Việt của cổ tự Kinh Bắc

Thảo luận trong 'Công ty du lịch' bắt đầu bởi kophaithach1, 04/12/2018.

  1. kophaithach1

    kophaithach1 Thành viên tích cực

    Bài viết:
    329
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    Chùa Dâu tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự, Chùa cả. Chùa thờ Pháp Vân.

    Từ xa xưa người dân nơi đây thường sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, dân gian vẫn thường gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu. Khoảng đầu Công nguyên một số nhà sư từ Ản Độ đi theo đường biển vào Luy lâu để truyền đạo.

    [​IMG]

    Chùa Dâu Bắc Ninh có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Hậu đường xưa giờ không còn nữa, nhưng khách thăm chùa vẫn còn được chứng kiến bốn mươi gian nhà oản ở hai bên hành lang tả hữu.

    Giữa sân chùa rất rộng là tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng trông vẫn vững chãi. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh dài gần 7m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp Hòa Phong treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đồng đúc năm 1817. Bốn pho tượng Thiên Vương cao 1,6m được đặt ở bốn góc tháp. Trước tháp, bên phải dựng tấm bia vuông khắc năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m, cao 0,8m (đối xứng với con cừu đá ở đền Sĩ Nhiếp). Tượng này là dấu vết cổ duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.

    [​IMG]

    Pho tượng Bà Dâu tức nữ thần Pháp Vân, màu đồng hun, cao gần 2m, được bày ở gian giữa chùa. Tượng phủ trang phục trông trầm mặc, gương mặt đẹp với nốt son tô đậm giữa trán như thường thấy ở những vũ nữ Ấn Độ. Hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ rất đẹp và sống động.

    Hồi kháng chiến chống Pháp, chùa Đậu (Bắc Ninh) bị phá hủy, nên pho tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) được đưa về thờ chung ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ được tạc với những đường nét thuần Việt. Những pho tượng nói trên đều mang niên đại thế kỷ 18. Phía trái thượng điện có tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đặt trên một bệ gỗ tạc hình sư tử đội tòa sen, có thể được tạo tác từ thế kỷ 14. Bên cạnh Thập điện Diêm vương còn có pho tượng Mạc Đĩnh Chi ở tư thế ngồi trên bệ gạch.

    Hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng vào dịp Phật Đản; ngày mùng 8 tháng Tư âm lịch có lễ rước kiệu về chùa Tổ (Phúc Nghiêm Tự)— nơi thờ Phật Mẫu Man Nương. Có câu thơ lưu truyền dân gian:

    Dù ai đi đâu về đâu
    Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
    Dù ai buôn bán trăm nghề
    Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

    Đền Đô hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế thuộc Khu Phố Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 15 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp.

    [​IMG]

    Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ 3 niên hiệu Hoằng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.

    Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự ) nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp. Tên cũ của chùa trước đây gồm có: Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự.

    Chùa Bút Tháp là môt ngôi chùa đôc đáo, có bố cục gọn gàng, chặt chẽ, rất sinh đông. Việc xây dựng dựa vào các vật liệu bền chắc và đã kế thừa những nét kiến trúc truyền thống dân tôc từ thời Lý – Trần trước đó. Các đơn nguyên kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu trung tâm, nhưng lại rất tự nhiên ở khu vực xung quanh.

    Nhà tổ: dài khoảng 13m, rông 6,8m gồm 5 gian. Kết cấu nhà theo kiểu chồng giường, mái phẳng đơn giản

    Tháp Bút: tên chữ “Tháp Báo Nghiêm” là một tháp báo đặc sắc của chùa bút Tháp. Tháp cao 13,05m, được chia ra làm 5 tầng và 1 búp mái ư búp mái này được vút nhỏ thanh thoát, du khách tour đi lễ đầu năm trông xa giống hệt ngọn bút. Đây là nơi đặt xá lị của sư tổ Chuyết Chuyết.

    Ngoài hai trục kiến trúc trên, ở các thửa ruông phía sau chùa và phái bên phải chùa còn có môt số ngọn tháp khác, trong đó không kém phần đặc sắc là tháp đá Tôn Đức – Nơi đặt xá lị sư tổ Minh Hạnh.

    Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc quy mô, hoàn chỉnh nhất còn lại ở nước ta.
     
Đang tải...