Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Qua một khúc sông

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi hoangtuan1234, 11/04/2017.

  1. hoangtuan1234

    hoangtuan1234 Thành viên tích cực

    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    - Trong vài năm trở lại đây, chị đã cho ra mắt nhiều sáng tác dành cho thiếu nhi, viết cho độc giả nhí có phải là địa hạt Võ Thu Hương thấy tự tin nhất?

    - Nếu tôi nhận mình tự tin với văn học thiếu nhi thì nhiều người sẽ cho rằng tôi huênh hoang nhưng quả thực đây là mảng đề tài luôn tạo cho tôi nhiều cảm hứng.

    Đơn giản vì tôi từng có một tuổi thơ khá phong phú, bây giờ lại là mẹ của những cô cậu bé đáng yêu và vô cùng thú vị… Bởi thế, những câu chuyện tôi muốn kể cho các em không bao giờ vơi cạn.

    Tuy vậy, trong mảng đề tài này, tôi vẫn thấy mình là người vừa viết vừa học. Tôi đọc đi đọc lại Hoàng Tử bé, Tôt Tô Chan bên cửa sổ, Khu vườn yên tĩnh, Dế Mèn phiêu lưu ký, Tuổi thơ dữ dội… Và thấy lạ thay lần nào đọc lại vẫn có thể vui buồn, cười khóc, đúng chỗ trước đó mình đã gặp cảm xúc ấy.

    Tôi thấy may rằng, khi mình còn “nuôi” được cảm xúc với những trang sách thiếu nhi thì cảm hứng viết sách con nít vẫn sẽ còn theo mình.

    - Theo chị điều gì là quan trọng nhất khi sáng tác cho các bạn nhỏ?
    - Điều quan trọng nhất khi viết cho những độc giả đặc biệt này là phải làm bạn và sẻ chia được với các bạn nhỏ trong từng trang sách. Câu chuyện phải thật gần gũi, dễ tiếp nhận, mang lại những cảm xúc tích cực. Kể cả nếu đó là nỗi buồn thì cũng có thể xem là cảm xúc tích cực khi để lại dư vị trong trái tim bạn đọc.

    Tôi có kỷ niệm vui như thế này: Hôm đó, nhóm mấy người bạn viết văn cùng ngồi với nhau. Có người mang cô con gái học lớp 3 theo cùng. Đó là một bạn nhỏ ham đọc sách. Cô bé ấy từng vừa đọc sách của tôi vừa thút thít khóc thương một nhân vật.

    Mẹ bé khoe, bé đọc nhiều kinh khủng, đọc luôn cả Tam Quốc diễn nghĩa rồi. Bé nói với tôi: “Con thấy Tam Quốc đọc… không hay bằng Snoopy làm tôi khóc”.

    Cả bàn chúng tôi nhìn nhau cười ngặt nghẽo. Chuyện nghe rất buồn cười và phi lý, và tự tôi biết, tác phẩm của mình sẽ chẳng thế nào đi so với Tam Quốc.

    Nhưng trong mắt một cô bé lớp ba, thì bé có thể khóc, cười với những nhân vật trong Snoopy, bé có thể không thích Tam Quốc vì “toàn đánh nhau”. Cô bé ấy lớn lên chắc chắn sẽ phì cười nếu nhớ lại kỷ niệm ấy.

    Làm mẹ, nhìn thấy con khôn lớn mỗi ngày, thiên chức thiêng liêng ấy chắc chắn đã ảnh hưởng rất nhiều đến cảm hứng sáng tác của chị?

    - Với tôi, thay đổi lớn nhất sau khi làm mẹ là nguồn cảm hứng viết cho thiếu nhi trở nên rất dồi dào. Mỗi ngày con đi học về, tôi vẫn thường hỏi xem ở lớp có vui không, hỏi chuyện cô giáo, hỏi chuyện các bạn… Tôi cũng có thói quen làm bạn với những cô cậu nhỏ khác, nghe các bé kể chuyện.

    16427564_1580938678587885_1646022827271008722_n.

    Thực ra thói quen ấy có từ dạo tôi làm báo cho thiếu nhi. Chỉ có điều, khi làm mẹ mình sẽ để tâm hơn. Và chỉ thế thôi cũng có cả “kho” đề tài và những giây phút thật ngọt ngào bên con.

    Cách đây vài tuần, bé nói với mẹ: "Bạn H. ở lớp nói cho bạn cái nhẫn đi, không bạn sẽ nghỉ chơi với con. Nhưng con nhớ rồi, mẹ dặn là phải giữ đồ của mình cẩn thận". Tôi gật gù đồng tình. Lẳng lặng một chút, bé nói tiếp: "Nhưng con cho bạn rồi. Và con nói với bạn rằng, mình cho bạn không phải vì mình sợ bạn nghỉ chơi, mà vì mình thương bạn. Bạn con bị mẹ bỏ đi đó mẹ…"

    Những câu chuyện nhỏ của cô con gái 4 tuổi luôn cho tôi nhiều cảm xúc, giống như nhiều bà mẹ khác. Nhưng là một nhà văn nên tôi ghi lại chúng để chia sẻ với độc giả, rất được các nhà sách online chú ý đến các tác phẩm của chị.

    - Tập truyện ký "Nụ cười Chim Sắt" của chị dành được nhiều tình cảm từ độc giả. Với thành công này, sắp tới, Võ Thu Hương có ý định tái hiện một nhân vật lịch sử khác trên trang văn?

    - Nụ cười Chim Sắt được nhiều độc giả dành tình cảm và được giải thưởng là những điều thực sự nằm ngoài… dự tính của tôi. Kể cả việc viết cuốn sách ấy cũng khá bất ngờ. Khi tôi đi viết một bài báo nhân dịp lễ 30/4, gặp nhân vật “Chim Sắt”, nghe cô kể chuyện, tôi đã cùng cô khóc cười với quá khứ.

    Tôi chợt nghĩa: “ Nhân vật thú vị như vậy dành cả cuốn sách viết cũng không hết, chỉ viết bài báo thôi thì phí quá”. Ban đầu tôi nghĩ đơn giả vậy thôi rồi cắm đầu vào viết. Nhưng rồi, khi viết được nửa cuốn sách rồi mới thấy mình mạo hiểm. Viết xong thì thở phào, nhẹ hết người. Cảm giác ấy không có khi viết những cuốn sách thiếu nhi khác.

    Tôi đang viết tới phần cuối tập truyện ký Người thầy thắp lửa – về giáo sư Lê Quang Vịnh. Bác Vịnh từng là thủ lĩnh phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn, những năm 1960. Bác là nguồn cảm hứng cho nhiều tên tuổi lớn của làng văn nghệ như nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, nhà thơ Tố Hữu.

    Viết về một nhân vật đã nổi tiếng, lại từng là nhà văn, nhà báo, nhà giáo như bác Vịnh, nói thật là áp lực lớn hơn những cuốn sách trước đây. Nhưng tôi nghĩ, nhà xuất bản đã tin tưởng chọn mình, bản thân nhân vật cũng gật đầu đồng ý để mình viết, chẳng lẽ mình lại không làm được? Và thế là đành… mạo hiểm thêm một lần nữa.

    - Truyện lịch sử dành cho thiếu nhi là một mảng đề tài còn nhiều “đất trống” nhưng ít nhà văn dám khai thác. Chấp nhận dấn thân vào đề tài đồng nghĩa với việc chị chấp nhận thử thách?

    - Đề tài lịch sử chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong sáng tác của tôi, và nói thật đến giờ tôi vẫn thấy nó khó hơn nhiều những đề tài khác. Có thể vì vậy mà người viết ngại chạm vào. Bản thân tôi cũng vậy thôi, có những nhân vật khiến mình thấy muốn viết, muốn kể lại câu chuyện của họ theo cách của mình, để chia sẻ với các em.

    Khi cái ham muốn ấy được đẩy lên cao thì sẽ gạt qua được những khó khăn khác để viết. Và viết được một tác phẩm, dù nhỏ dù khó đọc, được ít nhiều sự ghi nhận, thì ít nhất với tôi đó cũng là sự động viên khích lệ lớn trong công việc viết lách.
     
Đang tải...