Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

[Tin vui] Vì những lợi ích tuyệt vời của kẽm cho nam giới

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi phamhoangkhoi, 17/12/2018.

  1. phamhoangkhoi

    phamhoangkhoi Thành viên mới

    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Vai trò của kẽm đối với cơ thể

    Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào và đặc biệt là tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể. Trong thành phần của kẽm có hơn 80 loại enzym khác nhau, đặc biệt có trong hệ thống enzym vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi trong phân tử ADN, xúc tác phản ứng Oxy hóa cung cấp năng lượng. Kẽm còn hoạt hóa nhiều enzym khác nhau như: amylase, pencreatinase….

    Vai trò sinh học: Kẽm tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein - đây là những thành phần giúp duy trì sự sống. Vì thế các cơ hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tuần hoàn… rất nhạy cảm với sự thiếu thụ kẽm. Biểu hiện như trẻ em khi bị thiếu kẽm thường có hiện tượng biếng ăn.

    [​IMG]


    Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể và hoạt động sống. Nhờ kẽm quá trình hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố khác cần thiết cho sự sống như đồng (Cu), mangan (Mn), magnesium (Mg)... Chính vì thế, khi thiếu thụ kẽm sẽ kéo theo nhiều tác động như: sự rối loạn chuyển hóa các yếu tố, sức khỏe bị suy giảm, thể trạng yếu….

    • Kẽm tác động đến não bộ
    Sức khỏe não bộ hoạt động tốt không thể thiếu kẽm. Kẽm tham gia vào quá trình duy trì chức năng của hàng loạt cơ quan quan trọng. Kẽm giúp não bộ tập trung cao, đặc biệt là vùng hải mã (hippocampus), vỏ não, bó sợ rêu. Trường hợp nếu lượng kẽm bị thiếu hụt ở cấu trúc thần kinh, có thể dẫn đến nhiều chứng rối loạn thần kinh và là một trong các yếu tố góp phần phát sinh bệnh tâm thần phân liệt.

    Kẽm cùng vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động tốt hơn. Nhất là vùng đồi hải mã - Trung tâm bộ nhớ của não bộ, chứa một lượng kẽm rất cao. Vì vậy muốn cải thiện sức khỏe của não bộ, bạn không thể bỏ qua việc cung cấp kẽm.

    • Kẽm giúp xương khỏe mạnh
    Nếu như ai cũng biết canxi giúp xương chắc khỏe, thì kẽm giúp xương khỏe mạnh. Kẽm là một thành phần tạo thành xương, nếu không có kẽm cơ thể bạn sẽ không thể nào xây dựng được khung xương chắc khỏe. Bạn cần cung cấp đủ lượng kẽm và canxi vào thời gian khác nhau vì canxi và kẽm có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.

    • Kẽm giúp tóc chắc khỏe
    Tình trạng rụng tóc báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu hụt kẽm. Khi cơ thể bị thiếu hụt lượng kẽm cần thiết, tóc sẽ mỏng dần, từ từ dẫn đến gãy rụng. Còn khi bạn bổ sung đủ lượng kẽm mà cơ thể cần tóc trở nên dày và bóng khỏe. Thực tế cho thấy, kẽm có tác dụng tốt trong việc kích thích mọc tóc, vì thế các bác sĩ thường khuyên người bị rụng tóc nên bổ sung kẽm.

    • Tốt cho mắt
    Khi nói đến thị lực kẽm hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc nhờ đó thị lực của đôi mắt của bạn được tốt nhất. Còn nếu không có kẽm, mắt không thể nào nhận đủ lượng vitamin A cần thiết và đều tất yếu là thị lực bị suy giảm. Thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.

    • Da mịn màng, chắc khỏe
    Kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Đặc biệt, kẽm giúp sản xuất collagen - đây là dưỡng chất quan trọng giúp bạn có làn da mịn màng, săn chắc.

    • Kẽm giúp cơ bắp săn chắc
    Kẽm có tác dụng tốt trong việc phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện, vì thế bạn nên bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Kẽm còn giúp hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp bạn làm việc theo đúng tiềm năng vốn có của mình.

    • Cân bằng nội tiết tố
    Kẽm tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hormon (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục…). Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động trong trong và ngoài cơ thể, phản ứng với các kích thích từ môi trường và xã hội, giúp con người phát triển và thích nghi tốt trong từng giai đoạn, tình huống trong cuộc sống. Việc thiếu kẽm sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sự thích nghi và phát triển của con người.

    Kẽm giúp cân bằng rất nhiều nội tiết tố trong cơ thể, ví như quá trình sản xuất insulin - đây là thành phần quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm còn kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp. Việc có đủ lượng kẽm giúp bạn khỏe mạnh vì kích thích tố trong cơ thể được cân bằng.

    Lượng kẽm cần thiết cung cấp mỗi ngày với nam và nữ khác nhau. Nếu phụ nữ chỉ cần 8mg/ngày thì nam giới cần đến 11mg/ngày. Một số thực phẩm giàu kẽm bạn có thể bổ sung như: hàu biển, thịt, hạt bí đỏ, yến mạch, đậu Hà Lan….

    Vai trò của kẽm đối với sinh lý nam giới
    [​IMG]
    • Cân bằng nội tiết tố nam giới
    Kẽm được xem là “vị cứu tinh” với đấng mày râu vì: Trong tuyến tiền liệt thì kẽm là chất có nồng độ cao nhất, là khoáng chất quan trọng trong sức khỏe và chức năng tình dục của nam giới.

    Khi nam giới bị thiếu hụt kẽm sẽ có nhiều dạng khác nhau. Trong đó có: số lượng và chất lượng tinh trùng sụt giảm, testosterone thấp khiến chức năng sinh lý bị ảnh hưởng như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, mãn dục nam. Nếu mức độ testosterone bình thường nhưng estrogen lại quá mức có thể là do thiếu kẽm.

    Trường hợp quý ông lớn tuổi, việc bổ sung kẽm có thể được chỉ định vì một vài lý do khác nhau. Sự ức chế hoạt động của enzyme alpha reductase - 5 làm cho testosterone không thể phục hồi chuyển đổi để dihydrotestosterone và có thể hữu ích trong việc điều trị và mở rộng tuyến tiền liệt lành tính.

    • Kẽm và chất lượng tinh trùng
    Kẽm rất quan trọng trong việc xác định chất lượng tinh trùng ở nam giới khỏe hay không. Bởi nếu nồng độ kẽm thấp sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng tinh trùng, điều này dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở các cặp vợ chồng gặp khá nhiều.

    Kẽm sinh con trai quan điểm một phần là nhờ khả năng nâng cao chất lượng tinh trùng khỏe mạnh. Kẽm giúp cho tinh trùng Y phát triển khỏe mạnh thông qua việc tăng lượng testosterone trong cơ thể nam giới, đồng thời giúp giảm bớt các triệu chứng PMS ở phụ nữ, đặc biệt tăng cường sức khỏe em bé trước khi sinh. Một số thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, hàu, bí ngô, gan, dưa hấu, lúa mì… Mỗi ngày chỉ nên bổ sung 15mg kẽm cho cơ thể.


    • Kẽm với tuyến tiền liệt
    Một số nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù cơ chế chưa rõ ràng. Nồng độ kẽm suy giảm sẽ liên quan đến các khối u ác tính tuyến tiền liệt và không có bằng chứng cho thấy bổ sung kẽm có thể làm giảm đi sự tăng trưởng ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, nhưng với liều cao thì tác dụng ngược lại. Kẽm không những quan trọng với khả năng sinh sản của nam giới mà còn cả với sức khỏe tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, việc dùng với hàm lượng kẽm bao nhiêu thì vẫn chưa có chỉ định chính xác, an toàn với chứng bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới.
     
  2. namtranminh1990

    namtranminh1990 Thành viên mới

    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    Hàu sữa là số 1
     
Đang tải...