Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Văn hóa Nhật Bản

Thảo luận trong 'Xuất khẩu lao động' bắt đầu bởi linhhh2000, 01/04/2015.

  1. linhhh2000

    linhhh2000 Thành viên mới

    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Bất cứ ai đã có thời gian làm việc với người Nhật đều biết rằng, suy nghĩ của họ, động cơ của họ và những sự ưu tiên của họ thường được che giấu sau ánh mắt.


    Người Nhật thường có xu hướng dựa nhiều vào cử chỉ, ám hiệu không lời nói, và bối cảnh, hơn là nghĩa đen của từ mà họ sử dụng để nói. Đây là một sự khác biệt với phong cách của người Mỹ, vốn có thể gây ra mâu thuẫn hay hiểu nhầm.

    1. Cho dù bạn có cần một chiếc nĩa, thì cũng đừng đòi hỏi nó

    Hãy nói phải ra ngoài để ăn bữa tối với một đối tác nếu bạn nhận thấy rằng chỉ dụng cụ ăn trên bàn chỉ có toàn đũa, chỉ khi nào bạn là người không có đũa thì hãy đòi hỏi. Nói chung không phải lo vì hầu hết mọi nhà hàng Nhật Bản bạn ghé chân đều có nĩa cho bạn, nhưng bạn đừng đòi hỏi nó.

    Giao tiếp hiệu quả ở Nhật thường là qua con đường gián tiếp. Sắc thái biểu cảm, cử chỉ, ám hiệu không lời nói được sử dụng để nói nhiều về những thứ cần nói. Khi các đồng nghiệp Nhật Bản của bạn nhận ra rằng bạn không thoải mái khi cầm đũa, nhìn chằm chằm vào đôi đũa một cách khó hiểu, hay bất cứ dấu hiệu nào khác họ nhìn thấy bạn thể hiện ra ngoài, họ sẽ mua nĩa cho bạn. Họ sẽ hỏi bạn liệu bạn có muốn dùng nĩa không, sau đó hỏi nĩa hộ bạn.

    Đó là lý do vì sao bạn sẽ không cần phải đòi hỏi có nĩa. Người Nhật suy đoán ý nghĩa từ những cử chỉ, ám hiệu dù không được nói ra và dựa trên bối cảnh. Vì vậy hỏi một chiếc nĩa có thể là dấu hiệu gián tiếp rằng bạn không muốn học hỏi nền văn hóa của họ – ví dụ, nếu bạn không thể học cách ăn bằng đũa, làm sao bạn có thể quản lý được những tình huống kinh doanh khó xử trong một bối cảnh văn hóa khác biệt lớn như vậy.

    Nhân thể, bạn đã biết khi nào bạn nên ra ngoài để uống chút gì đó chưa, hay chơi golf với người Nhật để họ tận dụng cơ hội đó khám phá tính cách bạn.

    2. Họ nói “không”, và họ nói câu đó thường xuyên

    Bạn có thể nghe thấy người Nhật nói “có” dù cho họ định nói “không”. Trên thực tế, người Nhật nói “không” mọi lúc. Họ nói, nhưng không thể hiện nhiều bằng ngôn ngữ dài dòng.

    Tránh đối đầu, giữ thể diện, duy trì hòa khí là những phẩm chất mà người Nhật làm cho dù họ có sự bất đồng trong giao tiếp.

    Nhưng nếu họ không nói câu “không”, họ cũng có nhiều cách khác để ám chỉ từ này:

    • Nói rằng điều gì đó thực sự khó.
    • Nghiêng đầu, rít không khí qua kẽ răng.
    • Xác nhận họ hiểu vấn đề.
    • Gợi ý một lựa chọn khác không liên quan cho vấn đề.
    • Chuyển hướng cuộc hội thoại.
    • Im lặng.

    3. Đừng cúi đầu nếu không biết làm đúng cách

    Cúi đầu là một nghi lễ không thể thiếu trong văn hóa của người Nhật và bạn sẽ thấy người Nhật thậm chí còn vô tình cúi đầu với cả người ở đầu dây bên kia trong cuộc điện thoại.

    Nhưng thực hiện một nghi lễ cúi đầu kiểu Nhật đúng kiểu là một vấn đề vô cùng phức tạp. Địa vị xã hội, độ tuổi, kinh nghiệm sống, chức vụ của bạn…tất cả đều được thể hiện ở độ nghiêng và thời gian cúi đầu.

    Vì người Nhật không muốn bạn phải biết hết những sự rắc rối trong nghi lễ văn hóa của họ, nên việc bạn cúi đầu không phải là bắt buộc. Một sự nghiêng người vừa đủ trong một sự kiện buồn là một điều rất tốt, bạn đã thể hiện được sự tôn trọng của mình với nền văn hóa của họ và bạn sẽ được đánh giá cao đấy.

    4. Meeting không phải là nơi để đưa ra quyết định cuối cùng

    Câu hỏi: Đâu là điểm khác biệt giữa lý do vì sao người Mỹ đến một buổi meeting và vì sao người Nhật cũng làm điều tương tự.

    Trả lời: Người Mỹ cử 1 – 2 người đến buổi meeting để nói cho bạn nghe tất cả những điều bạn muốn biết. Trong khi đó, người Nhật sẽ mang 20 người đến đó để học tất cả những gì bạn biết.

    Ở Nhật, họp hành, meeting được tổ chức với mục đích đầu tiên là tìm kiếm thông tin. Nhưng các ý tưởng thảo luận và quyết định chỉ được đưa ra sau một quá trình, có thể kéo dài, có được sự nhất trí cao, chứ không chỉ giới hạn ở một buổi meeting, không quan tâm đến quãng đường bao xa bạn đã đi đến đó, nhưng hãy biết rằng: nỗ lực ngược lại sẽ làm hại các mối quan hệ.

    5. Khi nào thì thêm chữ ‘-san’ vào sau họ của một đồng nghiệp, và khi nào thì bỏ nó đi

    Nhiều người làm việc với người Nhật học được cách gắn thêm chữ ‘-san’ vào họ của một người khi viết tên người đó. Đó thực sự là một trong nhiều cách người Nhật bày tỏ sự kính cẩn trong mối quan hệ và thứ bậc xã hội giữa hai người.

    Nhưng trong khi có rất nhiều sự na ná với việc chúng ta sử dụng các từ ‘Mr.” hay ‘Ms.’ trong tiếng Anh, có một số khác biệt đáng chú ý khi sử dụng ‘-san’.

    Ví dụ, ở Mỹ, khách hàng và nhà cung cấp thường có vị thế tương đương, nhưng ở Nhật thì lại không có sự cân bằng như vậy, khách hàng luôn được xem là quan trọng hơn. Như một biểu hiện của sự tôn trọng, thói quen của người Nhật là gắn chữ ‘-san’ vào cuối họ của một đồng nghiệp khi nhắc đến anh ta trước mặt khách hàng của bạn.

    6. Nếu bạn nói “Sayonara” với ai đó, người Nhật có thể sẽ hiểu là bạn đã nói “Vĩnh biệt”

    Có một số ít từ trong tiếng Nhật mà người Mỹ đã từng nghe vào lần này hay lần khác. Và Sayonara có thể là một trong số đó, nhưng nó không hoàn toàn có nghĩa đúng như hầu hết chúng ta nghĩ nó như vậy.

    Một vài năm trước đây, một đồng nghiệp của tôi, tên John, nói với tôi rằng anh ấy đã rất vất vả để hiểu được hết nghĩa của Sayonara. John kể, sau một vài tháng thảo luận với một khách hàng Nhật tiềm năng, một thương vụ giữa hai công ty cuối cùng cũng sắp được ký kết.

    Một buổi họp được lên lịch để giải quyết nốt một vài vấn đề tồn đọng, đúng lúc đó, khách hàng Nhật nói với John rằng đối thủ cạnh tranh của John vừa gửi cho họ một báo giá mới thấp hơn đáng kể so với giá của John.

    Khi khách hàng Nhật hỏi liệu John có thể giảm giá, John nói rất khó, nhưng anh sẽ cố. Khi buổi họp kết thúc, John quay sang khách hàng và buột miệng nói: “Sayonara!”

    Tuần tiếp theo, John liên lạc lại với khách hàng Nhật để nói công ty của anh có thể hạ giá xuống ngang bằng với giá của đối thủ. “Nhưng John-san, chúng tôi rất tiếc. Chúng tôi đã nghĩ là anh không thể hạ giá, nên chúng tôi lấy làm tiếc phải nói rằng đã trao hợp đồng cho đối thủ của anh”. John đã học được bài học về “Sayonara” từ đó.

    Giờ thì bạn biết rồi đấy, “Sayonara” không chỉ có nghĩa “Tạm biệt”, nó cũng có thể là “Vĩnh biệt”.

    Để biết thêm nhiều thông tin về văn hóa Nhật Bản hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại dưới đây:

    Công ty Cổ phần Liên Kết Việt Nhật (VIJA Link)

    Tel: Ms Hằng – 04-3577 2008 – 0916459958

    E-mail: support@vjl.com.vn

    FB: facebook.com/DuhocNhatbanVijalink
     
  2. hongthuybk

    hongthuybk Thành viên tích cực

    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    9
    Giới tính:
    Nam
    Sửa Nồi Cơm Điện Tại Nhà , ĐT : 098.66.11.024​
    công ty điện tử , điện lạnh bách khoa chuyên nhận sửa nồi cơm điện tại nhà . công ty bách khoa nhận sửa tất cả các loại nôi cơm điện như : nồi cơm điện cơ , nồi cơm điện điện tử , nồi cơm điện cao tần . công ty nhận sửa tất cả các loại nồi suất sứ từ tất cả các nước như : việt nam , trung quốc , hàn quốc , nhật , mỹ . . . . các loại nồi chạy điện 100 vol và điện 220 vol . công ty nhận sửa tất cả các nồi của các hãng như : tiger , nationa , panasonic , toshiba , cooku , cucchen . . .​
    [​IMG]


    công ty nhận sửa tất cả các ban bệp của nồi cơm điện như :

    - cắm điện vào nhưng nồi không có đèn báo

    - cắm điện vào nồi bị bão lỗi không hoạt động

    - nồi cơm điện chạy điện 100 vol cắm nhầm điện 220 vol

    - nồi cơm điện nấu cơm bị cháy

    - nồi cơm điện nấu cơm bị sống

    - tất cả các ban bệnh khác " đặc biệt công ty nhận sửa nồi mà đã gọi nhiều nơi chưa sửa được "

    [​IMG]

    với đội ngũ kỹ sư , kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiện về nồi cơm điện chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách . khi sửa chữa , thay thế linh kiện công ty đảm bảo thay đồ đúng hãng , lắp đặt y nguyên nhà sản suất . khi hoàn thành công việc công ty sẽ cung cấp đầy đủ hóa đơn , chứng từ liên quan về nguồn gốc sản phẩm và phiếu bảo hành theo quy định của công ty​
    [​IMG]
    Khách hàng có nhu cầu sửa chữa nồi cơm điện xin liên hệ​
    ĐT : 098.66.11.024​
    Website : suadientudienlanh.net​
    CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ KHÁCH​
     
  3. xedapdien495

    xedapdien495 Thành viên mới

    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nam
    SHOWROOM CHÍNH
    • [*]Văn phòng giao dịch:
      2A - Quán Xứ - Hoàn Kiếm - Hà Nội
      Điện thoại: 04.38250148 - Fax: 04.3684.0172
      [*]Phòng trưng bầy sản phẩm:
      291- Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội
      Điện thoại: 04.22.119.119
      [*]Xưởng Lắp Ráp:
      Lô 3 - GD2 Khu Công nghiệp Ngọc Hồi - KM14 - Ngọc Hồi- Thanh Trì - Hà Nội
      Điện thoại: 043.6840382 - Fax: 043.8289599
    [​IMG]
     
Đang tải...