Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Archer Đánh giá router Wi-Fi TP-Link Archer C20

Thảo luận trong 'Thiết bị mạng' bắt đầu bởi duongtran6858, 02/08/2017.

  1. duongtran6858

    duongtran6858 Thành viên mới

    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    1. Đập hộp sản phẩm
    Vỏ hộp của sản phẩm khá truyền thống so với những dòng sản phẩm trước đây của TP-Link. Chất liệu phần lớn là giấy cotton có thể tái chế được. Hiện tại trước khi nhận dùng thử Archer C20 mình đã và đang dùng Archer C2. Mọi thứ đều giống nhau, ngoại trừ một số chi tiết để phân biệt giữa C2 và C20 như hình ảnh sản phẩm và thông số (C2 có thêm Gigabit Ethernet).
    [​IMG]

    [​IMG]
    Cách đóng gói của Archer C20 khá quen thuộc với người dùng. Bên trong hộp là một khay bằng giấy tái chế, chứa toàn bộ phụ kiện cũng như sản phẩm chính. Phụ kiên bao gồm một adapter 12V-1A để cấp nguồn cho thiết bị, một sợi cáp Ethernet dài 1m và sách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh. Mình không rõ là hiện tại sản phẩm này đã có phiên bản in tiếng Việt không, vì những dòng sản phẩm trước đều có.
    [​IMG]

    2. Thiết kế
    C20 có một thiết kế khá bắt mắt với người dùng. Sản phẩm được bo tròn tạo sự bầu bĩnh khá dễ chịu. Phần nắp trên được cách điệu bằng các đường vân xéo góc, tạo nên hiệu ứng kim cương khá thích mắt. Chính giữa nổi bật với Logo TP-Link được làm nổi. Đây là một sản phẩm phù hợp để đặt trên bàn làm việc, thu hút ánh nhìn của mọi người.
    Hai antenna của thiết bị được cố định ở phía sau thiết bị và không thể tháo rời. Đây cũng là một điểm trừ, tuy nhiên không quá lớn để có thể giữ C20 ở mức giá tốt.

    [​IMG]
    Mặt sau C20 khá đơn giản,được trang bị những lỗ thông khí nhỏ giúp thiết bị tản nhiệt tốt hơn . Tuy nhiên 4 chân đế lại được làm bằng nhựa cứng chứ không phải cao su như thường thấy, cộng với trọng lượng của C20 khá nhẹ, do đó sẽ khá trơn trượt trên mặt bàn. Một điểm trừ nữa của C20 cũng như C2 mình đang sử dụng là không thể treo tường nếu như không có giá đỡ. Mặt sau hoàn toàn không có lỗ để treo vào vít tắc kê như những sản phẩm trước của TP-Link. Có lẽ là TP-Link muốn người sử dụng đặt nó trên bàn chăng? Suy nghĩ theo hướng nào thì mình thấy cũng không tiện dụng, đây là điều TP-Link cần cải tiến ở những phiên bản sau cũng như những sản phẩm sau.
    Tem chứa thông tin sản phẩm cũng nằm ở mặt sau của C20. Tem cung cấp thông tin về serial, version sản phẩm, các thông số mặc định của router.

    [​IMG]
    Hệ thống đèn được làm màu xanh dương khá bắt mắt và có độ sáng khá tốt. Người dùng có thể dễ dàng xem trạng thái cơ bản của thiết bị thông qua hệ thống này.
    [​IMG]
    3. Tính năng:
    Phía sau thiết bị là hệ thống các cổng giao tiếp cơ bản. Nút bấm cũng được đặt ở đây tương tự các router phổ thông khác.
    Chúng ta có 4 cổng Ethernet LAN 100Mbps và 1 cổng Ethernet WAN 100Mbps. Mình nghĩ Megabit LAN hiện tại cũng quá đủ dùng với đa số chúng ta, vì nhu cầu chủ yếu là Internet, mà Internet ở nước ta cũng ít có gói trên 100Mbps phù hợp cho người dùng phổ thông. Nếu muốn nâng cấp lên Gigabit, bạn có thể chọn Archer C2.
    Cổng USB2.0 để kết nối với USB stick hay External HDD để chia sẻ file qua mạng LAN hoặc kết nối với máy in. Ở một mức giá như thế này, chúng ta bắt buộc phải chấp nhận kết nối USB2.0.
    Ngoài ra, có còn cổng nguồn, 2 nút nhỏ bên trái một để kích hoạt chức năng WPS, một để bật tắt nóng sóng Wi-Fi. Bên phải sát cổng nguồn là nút nguồn cơ học, để tắt mở toàn bộ thiết bị.
    Về tốc độ, theo lý thuyết Archer C20 có thể đạt tổng băng thông trên kết nối không dây lên đến 750Mbps. Băng thông này bao gồm 433Mbps là tối đa trên chuẩn AC 5GHz, còn lại là băng thông trên chuẩn N, hỗ trợ cả băng tần 2.4GHz cũng như 5GHz. Băng tần 5GHz và chuẩn AC khá quan trọng với những đối tượng game thủ cần độ trễ thấp vì độ nhiễu rất thấp, cũng như đối tượng stream video cần băng thông cao. Băng tần 5GHz thường có tầm phủ sóng kém hơn băng tần 2.4GHz, do đó ở C20 2 ăng ten ngoài đóng vai trò thu phát cho băng tần 5GHz và antenna cho băng tần 2.4GHz ẩn bên trong router. Chất lượng sóng khá tốt, phòng cách 1 bức tường vẫn có thể cho chất lượng tín hiệu ổn định.
    [​IMG]
    Việc thiết lập ban đầu khá đơn giản. Bạn chỉ cần cắm router internet vào cổng WAN của C20, bạn có thể truy cập internet được ngay. Để thiết lập lại cấu hình, bạn chỉ cần kết nối với router qua tên mạng Wi-Fi và password mặc định ở tem sau thiết bị hoặc kết nối bằng dây. Ngoài ra tính năng WPS cũng có thể giúp bạn thiết lập kết nối nhanh chỉ với một nút bấm.
    C20 vẫn sử dụng giao diện web cũ như những thiết bị trước đây. Các chức năng được chia ra từng mục nhỏ bên trái khá trực quan và dễ tìm kiếm. Tuy nhiên với những người dùng không chuyên, ta chỉ nên sử dụng mục Quick Setup.
    [​IMG]
    Router hỗ trợ thiết lập riêng cho mạng 2.4GHz và 5GHz. Bạn có thể tắt/mở, cấu hình chuẩn N hoặc AC và các thiết lập bảo mật. Ngoài ra, C20 còn hỗ trợ tính năng Guest Network, cho phép cấu hình riêng một mạng Wi-Fi dùng cho người quen khi đến gia đình hoặc khách hàng khi đến công ty.

    [​IMG]

    Một tính năng khá thú vị mà mình chưa gặp trên các router TP-Link trước đây (kể cả Archer C2 mình đang dùng, dù đã update firmware mới nhất) đó là phần cấu hình cho IPTV. Tính năng này cho phép các gói tin IPTV được chuyển tiếp qua router, qua đó không cần phải cắm trực tiếp vào các port trên router internet chính của nhà mạng có cung cấp IPTV nữa, khá là tiện lợi.

    [​IMG]
    NAT là một tính năng rất cơ bản của bất kỳ router nào. NAT giúp bạn kết nối với đường internet thông qua cổng WAN với duy nhất 1 IP. Dù chỉ là router AC giá rẻ nhưng C20 vẫn đang trang bị tính năng Hardware NAT. Việc sử dụng Hardware NAT – tức việc xử lý NAT chỉ được thực hiện thông qua phần cứng mà không qua phần mềm sẽ giúp thiết bị hoạt động ổn định hơn và chiếm ít tài nguyên CPU hơn. Do đó, tài nguyên CPU còn lại sẽ giúp các chức năng khác được xử lý mượt mà hơn, tránh tình trạng quá tải gây chậm toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, nếu bật tính năng này, chúng ta phải đánh đổi với việc không thể sử dụng tính năng giới hạn băng thông (Bandwidth Control) cho từng user được nữa.
    Chia sẻ file trên HDD rời hay máy in cũng được tích hợp trên C20. Tốc độ đọc khá tốt, giúp bạn có thể dễ dàng chia sẻ file khi cần thiết hay cơ bản là biến router thành media storage chỉ với một chiếc ổ cứng rời. Các tính năng khác như Port Forwarding, Access Control, hay Dynamic DNS đều có mặt đầy đủ trên C20.

    [​IMG]

    4. Hiệu năng thực tế
    Trải nghiệm qua một số tác vụ cơ bản như lướt web, xem youtube, download file từ Google Drive cho thấy không gặp trở ngại gì.
    Truy cập tinhte.vn từ trình duyệt Chrome cho thời gian load trang và hình ảnh gần như lập tức. Xem video trên Youtube với chất lượng 4K buffer tốt không gặp tình trạng chờ loading. Với chất lượng Full HD, lượng buffer trước khá nhiều và seeking gần như load ngay lập tức.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Tuy nhiên với bài test Speedtest và ping qua Wi-Fi, C20 cho độ trễ khá cao và thiếu ổn định. Điều này cũng từng gặp trên Archer C2 mình đang sử dụng và chỉ được khắc phục sau khi update firmware mới nhất (chỉ còn ~1-5ms). Hi vọng điều này trên C20 cũng giống C2. Vì vậy, người dùng khi mua nên yêu cầu cửa hàng update firmware mới nhất cho thiết bị hoặc tự up nếu có chuyên môn trước khi sử dụng.

    [​IMG]
    Ping router đến Internet

    [​IMG]








    Trong thời gian sử dụng, thiết bị nóng lên khá ít, việc trang bị các lỗ tản nhiệt đã giúp rất nhiều cho việc thoát nhiệt.

    [​IMG]






    5. Kết luận
    Tóm lại, TP-Link Archer C20 là một thiết bị khá tốt trong tầm giá có trang bị Wi-Fi chuẩn AC thời thượng. Là một phiên bản khác của Archer C2 và có mức giá rẻ hơn vài trăm nghìn với việc lượt bỏ đi antenna rời và Gigabit LAN, C2 vẫn là một thiết bị đáng để cân nhắc. Tuy nhiên, việc trang bị chuẩn AC trong thiết bị giá rẻ như thế này vẫn chưa mang lại hiệu năng quá khác biệt và chỉ nên mua nếu như bạn trải nghiệm công nghệ mới.
    Ưu điểm:
    - Có Wi-Fi AC thời thượng với mức giá tốt
    - Thiết kế đẹp mắt
    - Đầy đủ các tính năng cần thiết của một router phổ thông
    - Hiệu năng tốt
    Nhược điểm:
    - Hiệu năng của Wi-Fi AC chưa quá khác biệt
    - Không có lỗ treo tường
    - Firmware mặc định ping có độ trễ cao
     
Đang tải...