Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai

Thảo luận trong 'Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé' bắt đầu bởi ngocthoae1, 20/03/2015.

  1. ngocthoae1

    ngocthoae1 Thành viên mới

    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Giới tính:
    Nữ
    • Khi mang thai, các bà mẹ luôn trăn trở không biết nên ăn gì để con mình sau này được thông minh, khỏe mạnh. Vì vậy, để phần nào giảm bớt sự lo âu cho các chị em phụ nữ, chúng ta hãy cùng trao đổi một số nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai các bạn nhé!
      Dinh dưỡng mang thai
      Người ta thường chia sự phát triển của thai kỳ thành 3 giai đoạn như 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, vì nó có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi, đặc biệt có liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai.
      Trong 3 tháng đầu là phôi thai được hình thành, chủ yếu là sự phân chia các tế bào, để hình thành cơ quan, và ít phát triển về cân nặng. Lúc này người mẹ bị nghén nhiều nhất vì có sự thay đổi về nội tiết cơ thể nên ăn ít và tăng cân rất ít (khoảng 1kg), thậm chí không tăng hay sụt cân. Ba tháng giữa là lúc thai bắt đầu phát triển và ổn định, mẹ hết “nghén”, ăn được nhiều hơn và bắt đầu tăng cân (khoản 4 – 5 kg). Ba tháng cuối là lúc thai tăng trọng rất nhanh và mẹ chuẩn bị cho sự sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ nên tăng cân nhiều (khoảng 5 – 6 kg).
      [​IMG]
      Cân nặng của mẹ tăng trọng cả thai kỳ là khoảng 10 - 12 kg là tốt nhất gồm thai (2,5 - 3 kg), rau thai (0,4 kg), dạ con (1,1 kg), tuyến vú (1,2 kg), nước ối (0,8 kg) và cả phần mỡ dự trữ (2 - 4 kg) của mẹ để chuẩn bị nuôi con bằng sữa của mình. Nếu cơ thể mẹ tăng dưới 10 kg thì con có nguy cơ suy dinh dưỡng và khó có sữa nuôi con.
      Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai hợp lý nhất đó là:
      Nhằm đảm bảo cho người mẹ tăng đủ 10 – 12 kg, thì chị em cần ăn nhiều hơn bình thường về tất cả các chất dinh dưỡng. Ví dụ: mỗi ngày năng lượng cần ăn nhiều hơn 350 kcal, protein (đạm) (15g), vitamin A (600mg), B1 (0,2 mg), B2(0,2 mg), PP (2,3mg), C (10 mg), muối khoáng (Canxi : 1000 mg, Sắt: 30 mg).
      Các chuyên gia khuyến cáo là chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai tốt nhất là một ngày ăn được 35 loại thực phẩm khác nhau. Như vậy, người mẹ cần ăn đủ các loại thực phẩm , không nên ăn thiên lệch về một loại thức ăn nào.
      [​IMG]
      Vậy chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai cụ thể là nên ăn thêm 1 chén ở mỗi bữa hoặc ăn thêm 1 bữa mỗi ngày và đồng thời là mỗi bữa nên ăn đủ cả 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, mỡ, rau). Thức ăn là đa dạng, nhưng nên ưu tiên các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như đạm động vật có trong thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, và những đạm thực vật quý như đậu đỗ… vì những loại thực phẩm này ngoài cung cấp chất đạm còn cung cấp chất vi lượng như vitamin A, D, E, K, C, B, Sắt, Đồng, Kẽm…) và muối khoáng (canxi) giúp cho sự phát triển của thai nhi.
      Theo các các chuyên gia chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai theo nguyên tắc sau đây là tốt nhất:
      1. Ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn, không cữ một loại thức ăn nào. Đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai cần chú ý đến sữa, thịt, cá, tôm, cua, trứng và các loại đậu đỗ. Một ngày ít nhất là 300 ml sữa, nếu không uống sữa được thì nên ăn yaout hay tôm cả vỏ và cua đồng để bổ sung canxi cho bé.
      2. Nếu nôn, ói thì chia nhỏ bữa ăn: ngày ăn 6- 7 cữ, ăn những thức ăn có mùi vị mà mình ưa thích (không có màu hoá học).
      3. Trong 6 tháng cuối phải ăn nhiều hơn lượng thức ăn của 3 tháng đầu. Tức là nếu 3 tháng đầu ăn 1 bữa 2 chén, thì 6 tháng cuối ăn 1 bữa 3 chén.
      4. Bình thường thì người mẹ tăng trên 10 kg, nhưng nếu mẹ bị béo phì thì chỉ cần tăng 6 kg và nếu song thai (thai đôi) thì phải tăng 16- 20 kg.
      5. Không tự động uống thuốc bổ khi không có chỉ định của bác sĩ.
      6. Các bè mẹ cần đến khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau: Tăng cân quá ít (dưới 1 kg/ tháng đối với người bình thường và dưới 0,5 kg/ tháng đối với người béo phì) hoặc sụt cân (trên 0.5 kg/ tháng); tăng cân quá nhiều (trên 3 kg/ tháng) hoặc bị mệt mỏi xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, chuột rút hoặc bị dị ứng thức ăn hay bà mẹ ăn chay cũng như mẹ bị béo phì, tiểu đường, bướu cổ , suy dinh dưỡng.
      Một chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai đầy đủ và một tinh thần thoải mái chắc chắn các bà mẹ sẽ có một đứa con khoẻ mạnh và thông minh!
     
Đang tải...