Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Một số phương pháp đo sáng cơ bản dành cho bạn

Thảo luận trong 'Phụ kiện máy ảnh' bắt đầu bởi dienmaybinhminh, 25/04/2019.

  1. dienmaybinhminh

    dienmaybinhminh Thành viên tích cực

    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là một số phương pháp đo sáng cơ bản dành cho người mới chơi. Cùng tìm hiểu nhé!

    >>> Xem thêm: Đầu đọc thẻ nhớ

    [​IMG]

    Có 2 cách đo sáng

    – Đo sáng trực tiếp đối tượng được chụp bằng thiết bị đo sáng.
    – Đo sáng trên máy ảnh (nhờ vào lượng ánh sáng phản xạ từ chủ thể định chụp đi vào ống kính, không thể chính xác bằng phương pháp trực tiếp, tuy nhiên không phải mua thêm thiết bị đo, và nói chung thì đủ dùng trong tất cả các trường hợp).


    [​IMG]

    Các phương pháp đo sáng cơ bản

    Phương pháp 1: Đo sáng toàn khung hình (Evaluative Metering hoặc Matrix Metering).

    Đây là phương pháp đo sáng phổ biến nhất, gần như mặc định trên hầu hết máy ảnh, đặc biệt là máy ảnh du lịch. Thường thì phương pháp này được áp dụng cho những người mới chơi hay trong trường hợp toàn bộ khung hình có độ sáng tương đương, không có các vùng sáng/tối quá tương phản. Lúc này vi xử lý nhận toàn bộ thông tin về ánh sáng của frame hình mà ống kính thu được, rồi căn cứ đến các yếu tố liên quan như :

    -(Av + ISO) để tính ra Tv
    -(Tv + ISO) để tính ra Av
    -Hoặc là tự tính tất cả 3 yếu tố này

    Máy ảnh sẽ đưa ra một giá trị phù hợp nhất đối với bối cảnh chụp. Hình ảnh sẽ không có vùng cháy sáng hay vùng tối đen, cả khung hình sẽ nằm trong khoảng giữa các mức thang xám từ 0-255

    [​IMG]

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc áp dụng phương pháp toàn khung lại không thể đem lại hình ảnh đúng như mong muốn, nhất là trong các tình huống có tương phản ánh sáng quá lớn giữa các thành phần của bức hình.

    Phương pháp đo sáng 2: Đo sáng phần (Partial Metering)

    Đây la phương pháp được sử dụng khi mà phương pháp trên không thể nào đáp ứng được yêu cầu của bức ảnh. Khi áp dụng phương pháp đo sáng phần, bộ vi xử lý chỉ tính toán các thông số ánh sáng xung quanh điểm đo (lấy khoảng 12-15% khung hình, quanh điểm đo) để tính toán ra kết quả Av hoặc Tv phù hợp, sao cho vùng được đo sáng sẽ được tối ưu nhất. Các phần còn lại sẽ ít được quan tâm hơn dẫn đến tình trạng có thể bị cháy hoặc bị tối đen.

    [​IMG]

    Phương pháp đo sáng 3: Đo sáng trung bình toàn khung, có ưu tiên vùng trung tâm Center-Weighted Average Metering

    Đây là phương pháp kết hợp giữa 2 kiểu đo sáng toàn khung và đo sáng phần. Lúc này, máy sẽ ưu tiên cho vùng trung tâm được đo sáng chuẩn nhất, các vùng còn lại được tính giá trị trung bình cho tất cả các px. Sau khi tính toán, nó sẽ cho ra một bộ giá trị Av, Tv, ISO thế nào đó để hình được phơi sáng đúng.
    Khác với Partial Metering, Center-Weighted sẽ điều chỉnh sao cho các phần ngoài vùng trung tâm đo sáng, được phơi sáng gần đúng nhất, tránh cháy và tránh tối, tuy nhiên nếu tương phản quá lớn thì vẫn không thể hiệu chỉnh hết được

    [​IMG]
    Phương Pháp đo sáng 4: Spot Metering – Đo sáng điểm

    Khác với đo sáng phần (đo sáng cho khoảng 12-15% khung hình, quanh điểm đo sáng) thì đo sáng điểm chỉ đo sáng cho một vùng hẹp hơn nhiều, chiếm khoảng 3-4% khung hình quanh điểm đo, chỉ đảm bảo cho điểm đo sáng (rất nhỏ) được đo đúng.

    Đo sáng điểm có tác dụng rất tốt trong trường hợp chụp ngược sáng, hay khi muốn chụp bóng đen, người chụp chỉ quan tâm tới phông nền.

    Nguồn: https:/tincongnghe.net.vn/may-anh/tim-hieu-cac-phuong-phap-do-sang-co-ban.html
     
Đang tải...