Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Sụp mí mắt, căn bệnh không nên xem thường

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bắt đầu bởi nguyengam, 30/07/2014.

  1. nguyengam

    nguyengam Thành viên

    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Mí mắt là một bộ phận quan trọng trong việc bảo vệ hệ thị giác và tham gia tạo nên vẻ đẹp của khuôn mặt. Khi mí mắt bị sụp sẽ hạn chế vùng nhìn thấy và lâu dài sẽ gây giảm sức nhìn do nhược thị.


    >> Mí mắt bị sụp phải làm sao


    >> Chữa sụp mí bẩm sinh

    1. Thế nào là sụp mí mắt
    Mí mắt con người được cấu tạo bởi da, tổ chức mỡ và cơ vòng mi. Đặc điểm vùng da này thường yếu, lớp đệm mỏng, không chắc khỏe và các tuyến bài tiết hoạt động kém. Do tác động của thời gian, tuổi tác và những tác động từ môi trường, lớp đệm của da suy yếu hoặc đứt gãy khiến vùng da quanh mắt ở mí trên bị chùng xuống khiến cho da của mi mắt chảy sệ.


    Mí mắt trên che tầm nhìn của mắt, hoặc tạo ra túi mỡ thừa (bọng mắt) ở mí dưới. Với những đặc điểm này, đôi mắt trông có vẻ mệt mỏi, khuôn mặt trở nên già nua hơn hoặc trông kém rạng rỡ. Sụp mí mắt cần được phân biệt với các trường hợp sụp mí mắt giả, đó là tình trạng mi mắt trông có vẻ thấp hơn bình thường nhưng do các nguyên nhân khác như lõm mất hoặc lồi mắt bên đối diện, thừa da mi trên quá mức, nhãn cầu nhỏ hoặc không có nhãn cầu, teo nhãn cầu, lác lên hoặc xuống đối bên, co rút mi trên ở một mắt có thể làm cho mắt bên kia có vẻ sụp và do khuôn mặt không cân đối (mặt lệch, mắt lệch không đối xứng).


    2. Phân loại sụp mí mắt
    Sụp mí mắt được chia làm hai nhóm chính là: sụp mí mắt bẩm sinh và sụp mí mắt mắc phải. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh sụp mí.


    Sụp mí mắt bẩm sinh chiếm khoảng 55 - 75% các trường hợp, có thể kết hợp với tật khúc xạ, không gây nhược thị. Sụp mí bẩm sinh phối hợp với những dị dạng ở mặt. Trong đó sụp mí bẩm sinh thường gặp nhất xuất hiện ngay sau khi sinh và chiếm tới 75% trường hợp.


    Nguyên nhân của sụp mí bẩm sinh là do sự loạn dưỡng khu trú nguyên phát của các sợi cơ nâng mi, số lượng các sợi cơ nâng mi giảm đi và thay thế bằng các tổ chức xơ.


    Sụp mí mắt mắc phải: chiếm khoảng 25% các trường hợp. Nguyên nhân của sụp mí mắc phải là do tuổi tác, dính chấn thương, các phẫu thuật ở mắt hoặc do các bệnh lý thần kinh, bệnh của cơ hay đái tháo đường


    3. Biểu hiện của bệnh sụp mí
    Biểu hiện sụp mí dễ nhận biết nhất là mắt không mở lớn được, mí mắt che phủ con ngươi. Đối với người lớn tuổi, khi bị sụp mí, động tác mở mắt khó khăn, nhiều khi phải nhăn trán hay ngẩng đầu mới có thể nhìn được. Mi trên sa trễ qua cả bờ mi và che phủ đồng tử (trung tâm lòng đen), che trục nhìn của mắt. Các dấu hiệu chứng tỏ sụp mi nặng gồm: Lông mi hướng xuống dưới, mất nếp gấp mi trên, co rút cơ trán biểu thị bằng rướn lông mày, ngửa cổ ra sau, giảm thị lực.


    Đối với trẻ em, chứng sụp mí còn có thể khiến trẻ bị vẹo cột sống, xơ các cơ quanh cổ, do luôn phải nhìn trong tư thế ngước lên. Khoảng 19% số ca sụp mí có thị lực kém. Sụp mí có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như 3,5% các trường hợp sụp mí gây ra lác mắt, loạn thị, 63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ.


    4. Điều trị bệnh sụp mí
    Sụp mí chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi.


    Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân để các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với với thị lực. Khi phát hiện con bị sụp mi, cha mẹ cần đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nhất là trước hai tuổi.


    Đối với trường hợp sụp mí bẩm sinh hoặc do bệnh nhược cơ thì vấn đề điều trị gồm. Về tuổi điều trị: khi bị sụp mí thì nên phẫu thuật khi trẻ 4-5 tuổi. Đối với các trường hợp sụp mi nặng, gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi.


    Để khắc phục chứng sụp mí mắt cần chăm sóc da mặt cẩn, tránh dụi mắt vì có thể làm da nhăn và xệ xuống. Người bệnh hằng ngày phải ngủ đủ giấc vì mất ngủ một đêm là sáng hôm sau da mí mắt có thể bị thâm quầng đồng thời tránh các tâm trạng bị căng thẳng, stress hay mệt mỏi.
     
Đang tải...