Ads Banner Header
  1. Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn Khách đã đọc. List Ban
    icon-thietkeweb Công ty thiết kế website chuyên nghiệp Megaweb
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp tại Hà Nội
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp
    icon-thietkeweb Dịch vụ thiết kế website bất động sản chuyên nghiệp
    icon-thietkewebhaiphong Làm dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu

Tự lắp ráp bộ máy tính PC hoàn hảo

Thảo luận trong 'Phụ kiện máy tính' bắt đầu bởi quang_hung, 19/10/2015.

  1. quang_hung

    quang_hung Thành viên

    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    2
    Giới tính:
    Nam
    Linh kien dien tu được lắp rắp trong mỗi bộ máy tính sẽ quyết định cấu hình cùng tốc độ tùy theo mục đích sử dụng của người dùng
    Bo mạch chủ (BMC)
    là nền tảng để xây dựng bộ máy tính của bạn, có tương quan trực tiếp với lựa chọn BXL, card đồ họa, RAM. Thị trường BMC luôn sôi động với sự tham gia của nhiều NSX, nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Tùy bạn “nghía” BXL nào thì sẽ chọn BMC hỗ trợ socket tương ứng.

    [​IMG]
    Với BXL AMD, thị trường BMC hiện vẫn tồn tại 2 dòng chipset cũ (7xx) và mới (8xx); trong đó dòng chipset 780G và 785G (tích hợp chip đồ họa) với giá khá rẻ (từ 1,1 – 1,5 triệu đồng), là lựa chọn thích hợp với BXL cấp thấp như Sempron, Athlon II. Thử nghiệm thực tế cho thấy đồ họa tích hợp của dòng chipset này đủ để bạn thưởng thức các bộ phim đạt chuẩn “Full HD” và đáp ứng được khá nhiều game không đòi hỏi cấu hình cao. Bạn cũng nên chọn BMC socket AM3 (không chọn AM2+ trừ khi có sẵn hoặc dùng BXL cũ) do đa số BXL AMD mới đều sử dụng socket này. Ngoài ra, BMC socket AM3 còn hỗ trợ DDR3 có hiệu năng cao hơn so với DDR2.

    Dòng chipset 8xx có hiệu năng cao hơn nhưng cũng đòi hỏi bạn phải chi thêm khá nhiều. Một trong những điểm nổi bật của BMC chipset 8xx là hỗ trợ chuẩn giao tiếp SATA3, góp phần cải thiện đáng kể hiệu suất hệ thống trong thời gian tới. BMC chipset 8xx thấp nhất là 880G (tích hợp chip đồ họa) có giá từ 1,4 - 2,2 triệu đồng, chipset 880GX, 890GX có giá từ 2,4 đến 3,5 triệu đồng và cao cấp nhất là chipset 890FX (giá từ 3,5 triệu đồng trở lên). BMC chipset 890FX hỗ trợ công nghệ ATI CrossFireX cho cấu hình đa card đồ họa và có khả năng ép xung linh hoạt. Tham khảo thông tin chi tiết, hiệu năng một số dòng BMC chipset 8xx được Test Lab thử nghiệm trong các bài viết A1004_36, A1005_38 (890GX); A1006_34 (880G); A1007_44 (890FX).

    BXL Intel chiếm thị phần lớn trên thị trường nên BMC hỗ trợ BXL Intel cũng rất đa dạng chủng loại với nhiều mức giá khác nhau. Bộ đôi BMC chipset G41, G43, G45 socket 775LGA (tích hợp đồ họa Intel GMA 4500) và BXL kiến trúc Core (Pentium Dual Core, Core 2 Duo) là lựa chọn thích hợp cho nhu cầu học tập, công việc văn phòng lẫn giải trí với phim chuẩn Full HD. Điểm cần lưu ý để chọn đúng RAM là BMC chipset G41, G43, G45 thường hỗ trợ DDR2 và 1 vài trường hợp “ngoại lệ” là hỗ trợ DDR3 (bus 1066MHz hoặc 1333MHz). Cho nhu cầu về đồ họa, bạn có thể chọn BMC chipset P43 hỗ trợ 1 card đồ họa rời, P45 hỗ trợ 2 card đồ họa rời, CrossFireX (giá từ 1,4 - 2 triệu đồng) cùng BXL Core 2 Quad, Core 2 Extreme. Mạnh mẽ nhất cho BXL socket 775LGA là chipset X48, tuy nhiên bạn nên đầu tư “khôn ngoan” vào nền tảng Nehalem với socket mới, chipset mới và bộ nhớ cũng mới sẽ hiệu quả hơn so với nền tảng Core. Cao cấp nhất là chipset X58 (giá trên 5 triệu đồng), các chipset thấp hơn là H57 và P55 khoảng 2,3 triệu và H55 khoảng 1,8 triệu đồng. Tham khảo thông tin chi tiết, hiệu năng một số BMC nền tảng Nehalem được Test Lab thử nghiệm trong các bài viết ID: A0901_44, A0905_35, A0908_40, A1008_34 (X58); A0910_34, A0911_42, A1002_35 (P55); A1002_36(H55).

    Bộ xử lý

    [​IMG]
    Phân khúc thị trường phổ thông và tầm trung thì BXL AMD là lựa chọn hiệu quả xét trên tỷ lệ hiệu năng và giá. Một điểm “cộng” nữa là các BMC hỗ trợ BXL AMD 7xx và 8xx đều tích hợp chip đồ họa khá mạnh, đủ sức đáp ứng hầu hết nhu cầu giải trí lẫn trình diễn phim ảnh chuẩn “Full HD”; BXL Athlon II X2 240 hai nhân (A0910_46) giá khoảng 1,1 triệu đồng là lựa chọn hợp lý trong trường hợp này. Với các ứng dụng đa luồng hoặc cần 1 bộ máy có khả năng xử lý đồ họa tốt, bạn có thể chọn Athlon II X4 635 (BXL bốn nhân, xung nhịp 2,9GHz) có mức giá khá “mềm” 2,1 triệu đồng, tính năng tương tự Athlon II X4 620 (A0911_40) nhưng xung nhịp cao hơn hoặc BXL Phenom II X4 955 (A0906_49) với giá khoảng 3,1 triệu đồng. Ở phân khúc cao cấp, bạn có thể chọn Phenom II X6 1090T (A1006_46), BXL 6 nhân đầu tiên cho máy tính để bàn của AMD này có giá khoảng 6.240.000 đồng. Thử nghiệm thực tế tại Test Lab cho thấy với các ứng dụng hỗ trợ tốt khả năng xử lý đa luồng như render đồ họa 3D thì Phenom II X6 1090T thể hiện tốt hơn do có đến 6 nhân thật trong khi Core i7-870 có phần nhỉnh hơn trong những ứng dụng đơn luồng.

    Dù muốn dù không thì BXL Intel vẫn là lựa chọn của đa số người dùng; từ học tập, công việc văn phòng, giải trí cho đến những nhu cầu cao cấp. Pentium Dual Core E5400 (socket 775LGA), giá khoảng 1,3 triệu đồng là lựa chọn thích hợp cho công việc văn phòng, giải trí đơn giản. Ngoài ra, “tân binh” Pentium G6950 (giá khoảng 2 triệu đồng) hoặc Core i3-530 (khoảng 2,3 triệu đồng) là lựa chọn “hợp thời” do BXL này sử dụng socket 1156LGA; thiết kế tương thích với BMC chipset Intel H55, H57 và Q57 đồng thời có sẵn 1 nhân đồ họa tích hợp khá mạnh. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên bỏ qua các BXL “lỗi thời” Core 2 Duo E7xxx vốn không được đánh giá cao về hiệu năng/giá thành. Thay vào đó, bạn nên chọn các BXL 4 nhân như Intel Core 2 Quad Q8300 (socket 775LGA) giá khoảng 3 triệu đồng hoặc cao hơn là Core i5-760 (socket 1156LGA) giá khoảng 4,2 triệu đồng nếu cần chạy các ứng dụng đa luồng. Với nhu cầu cao cấp, các BXL Core i7-8xx (socket 1156LGA) và Core i7-9xx (socket 1366LGA) giá khoảng từ 6,2 triệu đồng thích hợp cho các bộ máy chuyên về đồ họa hay chơi game hàng “khủng”. Cũng cần lưu ý là Core i7-9xx được xếp vào phân khúc cao hơn Core i7-8xx, điều này chỉ đúng khi cùng xung nhịp hoặc không chênh lệch quá nhiều; cụ thể Core i7-870 có hiệu năng nhỉnh hơn Core i7-920 do xung nhịp cao hơn (A0910_42). Bộ đôi Core i7-9xx cùng BMC chipset X58 là lựa chọn tối ưu cho 1 hệ thống xử lý đồ họa chuyên dụng, chơi game hàng “đỉnh”. Chip điều khiển bộ nhớ bên trong các BXL Core i7-9xx hỗ trợ bộ nhớ 3 kênh (triple channel) cùng kiến trúc liên tuyến (QPI) thay cho tuyến truyền thống (FSB) mang lại băng thông nhanh hơn, lớn hơn cho việc truyền thông giữa BMC, các thành phần hệ thống. Băng thông card đồ họa cũng được mở rộng đến 32 tuyến kết nối PCI Express 2.0, cho phép gắn 2 card 16x hoặc 4 card 8x trong khi hệ thống i7-8xx (cùng BMC chipset P55) chỉ có thể gắn được 1 card 16x hoặc 2 card 8x. Bên cạnh đó, Intel cũng đã giới thiệu BXL 6 nhân đầu tiên cho máy tính để bàn Core i7-980X, giá khoảng 22 triệu đồng. Đây cũng là BXL mạnh nhất Test Lab từng thử nghiệm (ID: A1004_34). Bạn đọc tham khảo thêm thông tin về các BXL Core i trong bài “Tổng quan Core i, ID: A1007_98”.

    Card đồ họa

    [​IMG]
    Có thể nói năm 2010 là khởi đầu của “kỷ nguyên” DirectX 11 (ID:0910_112) khi cả NVIDIA lẫn ATI liên tục đưa ra các chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11, hứa hẹn đem lại luồng gió mới cho cho thế giới đồ họa và giải trí. Bên cạnh đó, dồ họa tích hợp cũng có sự “tăng tốc” mạnh mẽ khi Intel tích hợp nhân đồ họa trong BXL Nehalem Core i3, Core i5. AMD vẫn giữ nguyên thiết kế truyền thống với chip đồ họa tích hợp trên BMC nhưng sức mạnh đồ họa có sự cải thiện đáng kể, đủ sức đáp ứng hầu hết nhu cầu giải trí lẫn trình diễn phim ảnh chuẩn “Full HD”.
     
Đang tải...